Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Cho phép gia đình ông Đức tiếp tục sử dụng 235m2 đất

Thứ tư, 20/07/2011 - 15:45

(Thanh tra) – Theo Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1859/QĐ-UB ngày 2/4/2004 là đúng pháp luật, đúng thẩm quyền. Nhưng đến nay, toàn bộ thửa đất gia đình ông Đinh Văn Đức (thôn Hội, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm) đang sử dụng không còn nằm trong hành lang bảo vệ đê theo Luật Đê điều năm 2006. Một số gia đình liền kề cũng lấn chiếm đất ao đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc xử lý thu hồi 235m2 đất gia đình ông Đức đang sử dụng là không cần thiết, không công bằng.

Ngày 2/4/2004, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 1859/QĐ-UB giao chủ tịch UBND huyện Gia Lâm ra quyết định thu hồi 235m2 đất mà gia đình ông Đinh Văn Đức (thôn Hội, xã Cổ Bi) đang sử dụng do vi phạm hành lang đê điều. Không đồng ý, ông Đức liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng đề nghị tiếp tục được sử dụng 235m2 đất.
 

Theo Bản đồ địa chính, sổ mục kê lập năm 1985, gia đình ông Đức sử dụng thửa đất số 135, diện tích 612m2. Bản đồ, sổ mục kê năm 1993 - 1994 thể hiện, gia đình ông Đức sử dụng 858m2. Năm 2000, Phòng Địa chính Nhà đất huyện Gia Lâm đo đạc hiện trạng, xác định gia đình ông Đức đang sử dụng 847m2, tăng so với bản đồ lập năm 1985 là 235m2.

Ông Đức cho rằng, diện tích đất trên gia đình đã khai hoang trước năm 1993 được UBND xã Cổ Bì cho phép san lấp, sử dụng ổn định, đúng mục đích, không tranh chấp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đất đối với Nhà nước.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát lại khiếu nại của ông Đức.

Kết quả cho thấy, năm 1978, ông Đinh Văn Đức có đơn xin cấp đất làm nhà ở gửi UBND xã Cổ Bi. Thời điểm này, mặc dù chính quyền xã nhất trí giải quyết đất ở cho gia đình ông Đức, nhưng không xác định diện tích cụ thể, không có trích lục bản đồ, không tổ chức bàn giao và cắm mốc giới đất trên thực địa.

Năm 1993, ông Đức san lấp 235m2 đất thuộc thửa ao số 134, tờ bản đồ thôn Hội. Sau đó, ông Đức xây tường bao quanh, sử dụng trồng cây lâu năm và đã đóng thuế đầy đủ. Trong quá trình sử dụng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, UBND xã Cổ Bi không có văn bản nào yêu cầu gia đình ông Đức tháo dỡ bức tường xây trong phạm vi hành lang đê.

Tại biên bản làm việc với Thanh tra TP Hà Nội ngày 24/9/2001, ông Nguyễn Văn Hoạt, nguyên cán bộ địa chính xã Cổ Bi khẳng định “khi giao đất cho ông Đức, UBND xã không tiến hành đo đạc thực tế mà chỉ xác định vị trí, một phía giáp nhà ông Phương, một phía giáp nhà ông Thửa, một phía giáp đường cái, một phía giáp chân đê”.
 

Thửa đất ao thôn Hội có diện tích 862m2 nằm cạnh chân đê, thường xuyên bị nhân dân trong và ngoài xã đào bới, khai thác cát. Hiện nay, ngoài diện tích đất ông Đức đang khiếu nại, 627m2 đất ao còn lại, một số hộ dân có đất liền kề đã chiếm dụng, san lấp và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có hộ gia đình đã chuyển nhượng đất.

Ông Nguyễn Văn Dụ nguyên cán bộ địa chính xã năm 1993 cũng trình bày: Năm 1993 ông Đức có xin lấp ao cạnh chân đê để trồng cây hàng năm. Xã có đồng ý nhưng không có văn bản giấy tờ. Tại Kết luận số 623/KL-UB ngày 10/10/2000 của UBND huyện Gia Lâm thừa nhận, ông Đức có san lấp, sử dụng 235m2 ao đã được xã đồng ý, phù hợp với Điều 5, Luật Đất đai năm 1993 về việc tiết kiệm và sử dụng đất hoang hóa.

Theo Thanh tra Chính phủ, năm 2004, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1859/QĐ-UB là đúng pháp luật và đúng thẩm quyền. Nhưng đến nay, theo Luật Đê điều năm 2006, toàn bộ thửa đất gia đình ông Đức đang sử dụng không còn nằm trong hành lang bảo vệ đê. Một số gia đình liền kề lấn chiếm diện tích đất ao còn lại đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc xử lý thu hồi 235m2 đất là không cần thiết, không công bằng. Đại diện UBND xã Cổ Bi, chính quyền thôn Hội thống nhất đề nghị cho ông Đức được tiếp tục sử dụng 847m2 đất là phù hợp.

Ngày 3/6/2011, Thanh tra TP Hà Nội cũng có văn bản đề nghị hướng xử lý cho phép gia đình ông Đức được tiếp tục sử dụng đất để trồng cây lâu năm; giao UBND huyện Gia Lâm, UBND xã quản lý, theo dõi không cho gia đình ông Đức chuyển mục đich sử dụng đất hoặc tự ý xây dựng công trình kiến trúc. Trường hợp có quy hoạch sử dụng vào mục đích khác đối với diện tích trên, Nhà nước sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho phép gia đình ông Đức được tiếp tục sử dụng 235m2 đất vào mục đích sử dụng trồng cây lâu năm; yêu cầu gia đình ông Đức sử dụng đúng mục đích, nghiêm cấm tự động chuyển mục đích sử dụng đất khi không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm