Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giá bồi thường thu hồi đất, hệ số K còn thấp: Quận sẽ trình ý kiến của người dân lên thành phố

Nghiêm Lan

Thứ bảy, 09/12/2023 - 15:13

(Thanh tra) - Đó là khẳng định của ông Đậu Quang Phúc - Phó Chủ tịch UBND quận 12, sau khi lắng nghe ý kiến của người dân đối với việc xác định vị trí, giá bồi thường, áp dụng hệ số K... tại buổi họp, lấy ý kiến về dự thảo phương án, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên (gọi tắt là dự án) trên địa bàn quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Trong buổi họp này, người dân mong muốn Ban Bồi thường xem xét giá bồi thường thu hồi đất vì chưa sát với giá thị trường. Ảnh: Nghiêm Lan

Đất nằm mặt tiền đường (nối dài), xác định vị trí 2: Người dân mong muốn xem xét lại

Bà N.T. Lan cho rằng, việc áp điều chỉnh hệ số K đối với đất ở là 13, đất nông nghiệp là 18, trong phương án dự thảo bồi thường, còn thấp, chưa phù hợp với thực tế. Cụ thể:  Nếu áp dụng hệ số K, đối với đất nông nghiệp là 15-25,  và đối với đất ở là 10 -15 tại vị trí gần cầu sắt An Phú Đông, đường Vườn Lài, quận 12, là chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, vì từ vị trí này sang Gò Vấp chỉ có 238m (qua cầu sắt) trong khi ở hệ số K ở Gò Vấp đối với đất nông nghiệp là 25 - 35, đất ở là 8-18.

“Căn cứ theo Khoản 3, Điều 3, Quyết định 13/2023/QĐ - UBND, thực hiện thu thập thông tin tại khu vực (quận, huyện) lân cận có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đồng để cân đối với hệ số điều chỉnh (K). Và đây có thể là cơ sở Ban Bồi thường kiến nghị lên TP xem xét, áp dụng hệ số K theo Gò Vấp” - bà Lan Ý kiến.

Đối với việc xác định vị trí đất, ông N.V.Thành cũng cho rằng chưa hợp lý. Ông cho biết, nhà  ở mặt tiền đường Vườn Lài nối dài (gần cầu sắt An Phú Đông, bị xác định là vị trí 2), nhưng đất ở giá chỉ được 19,5 triệu/m2, đất nông nghiệp chỉ được 5,4 triệu/m2. “Vậy là rất thiệt hại cho gia đinh tôi, trong khi, gần nhà tôi đất trồng rau muống là  30 triệu/m2, đất trong hẻm là 40 triệu/m2, tôi có cơ sở về giá này” - ông Thành nói.

Việc xác định vị trí trên, bà Lan cũng mong muốn xem xét lại, vì đường này (người dân vẫn gọi là đường Vườn lài nối dài) nối trực tiếp với chân cầu sắt An Phú Đông, cách chân cầu chỉ khoảng 200m là đến nhà các hộ dân bị ảnh hưởng, đường rộng khoảng 15m, lưu thông  ô tô hai chiều. Tuy nhiên Ban Bồi thường cho là hẻm. “Cũng là đất mặt tiền bị xác định vị trí 2, việc này chúng tôi thiệt hại rất nhiều (trong khi đường Vườn Lài cũng nối trực tiếp cầu sắt An Phú Đông đất mặt tiền xác định vị trí 1)” - bà Lan nói.

Về giá đất tại vị trí này, ông Nguyễn Minh Biên cho biết, "đầu năm 2023 có người muốn mua đất nhà tôi trả 10 triệu/m2, giờ được đền bù có 5,4 triệu/m2, tôi rất sốc, mong Ban Đền bù xem lại giá này cho chúng tôi".

Về xác minh nguồn gốc đất, ông Nguyễn Mậu Ngọc cho rằng, xác định chưa đúng với thực tế. “Trước đó, thửa đất của tôi bị ảnh hưởng bởi dự án xử lý nước thải, đã được xác định là đất ở, và bị thu hồi 1 phần, nhưng không hiểu tại sao phần đất còn lại thì Ban Bồi thường xác định là đất nông nghiệp. Nhà được xây dựng từ năm 2001 (có chứng từ), nhưng lại xác định xây dựng sau ngày 1/7/2006,  Ban Bồi thường xem xét lại cho tôi” - ông Ngọc mong muốn.

Tại hội nghị, nhiều hộ dân ý kiến về việc đo vẽ, kiến trúc... chưa đúng với thực tế.

“Hộ dân nào thấy diện tích đo vẽ, vật kiến trúc chưa đúng, chúng tôi sẽ xuống tận nhà để kiểm tra, và đo vẽ lại. Hộ dân nào chưa đồng ý với những vấn đề trong dự thảo phương án thì đăng ký buổi làm việc với Ban Bồi thường, chúng tôi sẽ gặp trực tiếp, giải thích rõ”, ông Vũ Anh Đức - Phó Ban Bồi thường trả lời thắc mắc của người dân, và cho biết thêm, "sau khi dự án được phê duyệt, chúng tôi thực hiện đúng quy trình, gồm 13 bước... Hệ số K18 chỉ là dự thảo, trong tuần sau (khoảng 10 ngày) chúng tôi sẽ có phương án bồi thường, hỗ trợ...” - ông Đức thông tin.

Sẽ xin ý kiến TP HCM để giải quyết thấu đáo cho bà con

Phường An Phú Đông có 98 trường hợp bị ảnh hưởng, trong đó, rất nhiều hộ dân nhà sát sông, gia đình có sổ đỏ, vẫn trồng cây trên đất, nhưng theo quy định, không được bồi thường.

Ông Nguyễn Sơn là một trong những hộ dân này, cho biết, "gia đình tôi được UBND quận 12 cấp sổ đỏ năm 2005, bị thu hồi một phần (505m2 đất) nhưng không được bồi thường hỗ trợ vì bị coi là “do đất sạt lở xảy ra trước thời điểm kế hoạch sử dụng đất năm 2023 phê duyệt...”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phương án dự thảo, mong Ban Bồi thường xem xét cho chúng tôi được hưởng chính sách  bồi thường”.

“Đây là những trường hợp đặc biệt, ngoài thẩm quyền của Ban Bồi thường, chúng tôi sẽ kiến nghị lên TP, xem xét việc này, và sẽ có thông báo lại cho người dân” - ông Phúc trả lời người dân.

Ghi nhận tại buổi họp, các hộ dân bị ảnh hưởng đồng thuận việc triển khai dự án, tuy nhiên, đều cho rằng giá đền bù còn rất thấp, việc áp dụng hệ số K, và việc  xác định vị trí... chưa phù hợp với thực tế hiện nay, khi khu vực này, hạ tầng (cầu thay phà), điều kiện kinh tế, xã hội, điều phát triển tốt, người dân mong muốn chính quyền địa phương nhìn nhận vấn đề này.

Ngoài ra, nhiều hộ dân sát sông Vàm Thuật mua nhà, đất từ hơn 20 năm nay, khi đó sình lầy, ngập nước... để có được nhà, đất như ngày hôm nay họ có một quá trình hình thành, rất nhiều công sức đổ đất, giữ đất... nhiều cảm xúc nuối tiếc, cảnh quan, vật kiến trúc có giá trị... Chủ tịch Hội đồng Bồi thường đồng cảm, chia sẻ với những hộ dân ở đây. “Chúng ta đã có một quá trình hình thành nhiều công sức, nhiều tình cảm trên mảnh đất này. Đây là dự án phát triển kinh tế -  xã hội, và chúng ta đã đóng góp cho sự phát triển này ” - ông Phúc nói.

Những vấn đề trên, người dân đều mong muốn Ban Quản lý quan tâm xem xét, để họ được bồi thường sát với giá thị trường, cũng như hỗ trợ công sức tạo lập.

Sau khi lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường cho biết, "một số ý kiến của bà con ngoài phạm vi xử lý của chúng tôi. Trong thẩm quyền được phép chúng tôi sẽ giải quyết ngay. Ngoài thẩm quyền chúng tôi sẽ xin ý kiến TP để xử lý thấu đáo cho bà con”, ông Phúc thông tin đến người dân.

Được biết, cầu sắt An Phú Đông dài 238m, bắc qua sông Vàm Thuật, nối từ Gò Vấp sang quận 12. Về hướng quận 12 thì đường Vườn Lài, và đường Vườn Lài nối dài (người dân thường gọi), đều nối trực tiếp với chân cầu này. Một đường là bên phải cầu, một đường là bên trái cầu, nhưng đất mặt tiền đường Vườn Lài, được xác định là vị trí 1, còn đất mặt tiền đường Vườn Lài nối dài,  cho  là hẻm, xác định là vị trí 2, và giá đền bù chỉ bằng ½ vị trí 1.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lùm xùm việc điều động, bổ nhiệm Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa

Lùm xùm việc điều động, bổ nhiệm Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa

(Thanh tra) - Việc UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Khánh Quân giữ chức vụ Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng làm dấy lên nhiều dư luận lo ngại khi chỉ trước 1 ngày quyết định có hiệu lực, Cơ quan Công an đã có thông báo và đề nghị xác minh, làm rõ, xử lý các hành vi vi phạm về đấu thầu, đầu tư xây dựng, trong đó có liên quan đến vị trưởng phòng này.

Minh Tân

12:40 19/10/2024
Cần làm rõ trách nhiệm khiến khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai hơn 10 năm không có điện

Cần làm rõ trách nhiệm khiến khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai hơn 10 năm không có điện

(Thanh tra) - Dự án tái định cư tại phường Đồng Mai, quận Hà Đông đã đưa dân về ở hơn 10 năm, nhưng không biết đến khi nào có điện, đường, trường… khiến dư luận bức xúc. Đã đến lúc cần làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để dự án tái định cư ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Công Thắng

15:35 18/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm