Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/05/2014 - 07:09
(Thanh tra) - Sau một lần hoãn, phiên toà phúc thẩm xét xử các bị cáo nguyên là lãnh đạo và cán bộ Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) sắp được đưa ra xét xử. Dư luận mong đợi phiên toà phúc thẩm làm rõ nội dung Nhà nước có thất thoát tài sản hay không, nhiều hay ít, cũng như những nội dung kêu oan của một số bị cáo được giải quyết như thế nào?
Các bị cáo tài phiên tòa sơ thẩm
Theo Bản án sơ thẩm số 480/1013/HSST của TAND TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Kế toán trưởng, sau là Phó Giám đốc) đã nhiều lần thực hiện hành vi rút tiền trái quy định, tổng số lên đến trên 9,89 tỉ đồng. Khi đó VIFON là doanh nghiệp Nhà nước nên bà Huyền bị kết án “Tham ô tài sản” với số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn. Bị cáo có nghĩa vụ bồi hoàn cho Nhà nước.
Khi VIFON cổ phần hóa, 100% vốn tư nhân, bà Huyền lại chiếm đoạt 1,37 tỉ đồng và chuyển cho ông Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc) 2,2 tỉ đồng. Ông Bi đã chuyển trả lại công ty số tiền này nên bà Huyền bị kết luận “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” số tiền 1,37 tỉ đồng và phải trả lại công ty số tiền đã chiếm đoạt.
Đối với ông Nguyễn Bi, bản án nhận định, khi VIFON là doanh nghiệp Nhà nước, ông Bi là Tổng Giám đốc, chủ tài khoản nhưng đã có hành vi ký duyệt các khoản chi trái nguyên tắc tài chính, vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán; Điều 32 Nghị định 27/1999/NĐ-CP và điểm 5.1 Mục C Thông tư số 64/1999/TT-BTC, khi tự ý chia thưởng 290.000 USD (tương đương trên 4,7 tỉ đồng). Ngoài ra ông Bi còn ký 2 quyết định khen thưởng khống là 3,5 tỉ đồng, nên ông Bi bị kết luận phạm tội “Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sau khi nghỉ hưu, ông Bi nhận 2,2 tỉ đồng do công ty chuyển vào tài khoản con rể ông Bi, dù ông Bi đã trả lại nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với khoản tiền này.
Các bị cáo còn lại, gồm: Đàm Tú Liên, Ka Thị Thu Hồng, Dương Thị Mẫn nguyên là kế toán trưởng, kế toán thanh toán, thủ quỹ của VIFON, cùng bị kết án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo đồng loạt kêu oan
Bị cáo Nguyễn Thanh Huyền kêu oan về tội "Tham ô tài sản". Tại phiên tòa sơ thẩm, bào chữa cho bị cáo Huyền, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng cần xác định các bị cáo chiếm đoạt của Nhà nước là bao nhiêu? Đối với số tiền 43 tỉ đồng là phần chi phí của VIFON bỏ ra liên doanh với 2 công ty khác, mặc dù VIFON báo cáo đến Bộ Công nghiệp, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh để xem xét xử lý, thế nhưng các cơ quan chức năng này chưa trả lời, thì lại có đơn tố cáo là bà Huyền âm mưu chiếm đoạt.
Luật sư Phan Trung Hoài còn cho biết: Mặc dù bị truy tố về tội danh chiếm đoạt tài sản của VIFON, nhưng hiện nay Công ty VIFON lại đang nợ gia đình bà Huyền số tiền hơn 12 tỉ đồng. Trong khi đó, quy buộc bà Huyền chiếm đoạt của các cổ đông Công ty VIFON số tiền 1,3 tỉ đồng là không có căn cứ - luật sư Hoài khẳng định.
Trong vụ án này, cả Bộ Công thương và Bộ Tài chính đều không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, từ chối tư cách nguyên đơn dân sự, tức là khẳng định Nhà nước không mất tài sản. Vậy thì, các bị cáo đã chiếm đoạt tài sản như cáo trạng và bản án sơ thẩm nhận định thì tài sản đó là của ai?
Riêng đối với bị cáo Nguyễn Bi có đơn kêu oan đối với cả 2 tội. Thứ nhất là tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 BLHS. Bản án cho rằng bị cáo Bi vi phạm tại khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán; Điều 32 Nghị định 27/1999/NĐ-CP và điểm 5.1 Mục C Thông tư số 64/1999/TT-BTC khi tự ý chia thưởng 290.000 USD (tương đương trên 4,7 tỉ đồng).
Theo Khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán yêu cầu về “Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính”. Trong khi đó, ông Bi không phụ trách tài chính, kế toán, không chỉ đạo làm sai lệch sổ sách.
Điều 32 Nghị định 27/1999/NĐ-CP về “Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp”, thì VIFON làm rất tốt những quy định này. Việc phân chia này VIFON đã có báo cáo và được Cục thuế TP Hồ Chí Minh chấp thuận, vì vậy Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo yêu cầu VIFON nộp thuế. Ngày 24/2/2004, VIFON đã nộp thuế sử dụng vốn liên doanh 28,46 tỷ đồng; ngày 25/1/2005 nộp 17,64 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau này, khi xác định phần vốn Nhà nước để cổ phần hóa 100%, Bộ Công thương cũng chấp thuận việc chia thưởng này.
Hay điểm 5.1 Mục C-Thông tư số 64/1999/TT-BTC quy định: “Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn và trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp”. Bị cáo Bi cho rằng mình không vi phạm quy định nào, nếu thiếu sót về không tham khảo ý kiến Công đoàn cũng không thể coi là vi phạm hình sự.
Bị cáo Nguyễn Bi cũng tha thiết kêu oan với tội thứ hai mà ông bị quy kết là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, vì được tài vụ chuyển cho 2,2 tỉ đồng với lý do chuyển là tiền huy động vốn. Khi cơ quan CSĐT cho rằng đây là tiền hoàn thuế của công ty, ông đã chuyển trả lại ngay. Bị cáo Bi cho rằng, không có ý chiếm đoạt số tiền này, ông cũng không có các hành vi như Điều 140 BLHS quy định như vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn; sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản... nên bị kết án về tội này là oan?
Nhìn từ góc độ chống tham nhũng, dư luận muốn biết thật sự Nhà nước có mất tài sản do các hành vi bị kết án của các bị cáo gây ra hay không? Nếu có là bao nhiêu? Việc khắc phục hậu quả trong hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đã được các bị cáo thực hiện nghiêm túc. Do vậy, những tình tiết nêu trên rất cần được Hội đồng xét xử trong phiên tòa phúc thẩm tới đây làm rõ.
Kiên Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân