Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xanh hóa xe buýt Hà Nội: “Thách thức và giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư”

Trần Quý

Thứ bảy, 30/11/2024 - 09:22

(Thanh tra) - Là nội dung của buổi tọa đàm do Báo Giao thông tổ chức chức chiều 29/11 tại Hà Nội.

Giai đoạn 2026 - 2035, thành phố sẽ chuyển đổi 50% xe buýt điện và 50% xe buýt chạy khí dầu mỏ hóa lỏng. Ảnh: TQ

Nội dung buổi tọa đàm xoay quanh "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" vừa được UBND TP Hà Nội phê duyệt và những thách thức, giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Đề án đưa ra kế hoạch, lộ trình chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn TP đạt 100% vào năm 2035.

Theo đó, giai đoạn 2026 - 2035, thành phố sẽ chuyển đổi 50% xe buýt điện và 50% xe buýt chạy khí dầu mỏ hóa lỏng (LNG)/xe buýt sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG).

Tổng số phương tiện cần chuyển đổi là 2.051 xe. Trong đó, năm 2025, TP sẽ chuyển đổi 103 xe điện (tỷ lệ 5%); giai đoạn 2026-2030 sẽ chuyển đổi 1.813 xe (93,4%), trong đó 859 xe điện và 851 xe LNG/CNG; giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành chuyển đổi 2.051 xe (đạt 100%). 

Từ đầu năm 2025, các đơn vị vận tải đang triển khai các thủ tục để đầu tư và vận hành thí điểm 5 tuyến xe buýt điện với 76 xe để xây dựng định mức, đơn giá cho chủng loại xe buýt điện sức chứa trung bình và nhỏ.

Trong năm 2025 sẽ chuyển đổi các phương tiện buýt diezel lớn hết hạn khấu hao và hết hạn thầu sang xe buýt điện lớn. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong năm 2025 là 103 xe, đạt 5% tổng số phương tiện chuyển đổi.

Từ năm 2026, TP sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thực hiện thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến.

Để xanh hóa xe buýt hiệu quả, theo ông Phạm Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch & Vận hành (Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Hà Nội) tại Luật Thủ đô đã có riêng Điều 28 đề cập đến chính sách chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch.

"Sở GTVT đang xây dựng dự thảo Nghị định trình Hội đồng nhân dân TP Hà Nội triển khai. Ngoài hỗ trợ lãi suất, còn chính sách khác. Dự kiến năm 2025, chúng tôi báo cáo thông qua hội đồng nhân dân. Cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mang tính khả thi", ông Tiến nói.

Đồng quan điểm với ông Tiến, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hành khách Công cộng Hà Nội cho rằng, biện pháp khả thi chúng ta bám vào định hướng Chính phủ và thành phố đang làm, hiện thực hóa văn bản đó thì đúng tiến độ và tích cực như Luật Thủ đô, Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND TP... Vấn đề là xây dựng kế hoạch sát thực tiễn, khả thi là công cụ triển khai chiến lược lớn.

Các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng kế hoạch có trách nhiệm ban hành, phân vai rõ ràng, cụ thể. Quá trình triển khai có kiểm tra giám sát, điều chỉnh phủ hợp nếu có vấn đề phát sinh.

Ông Phạm Đình Tiến cho biết, theo lộ trình tới năm 2035, Hà Nội sẽ có 128-153 tuyến buýt điện. Để thực hiện điều này, trên cơ sở đề án thành phố phê duyệt, Sở GTVT đã được chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai.

TP cũng đã có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp. Hiện nay, TP đã ban hành Nghị quyết 07 ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng số lượng lớn, trong đó ưu tiên phát triển phương tiện năng lượng xanh với các ưu tiên như phí bảo hiểm hành khách, phí cầu đường, bến bãi.

Tuy nhiên, vấn đề nan giải là hỗ trợ lãi suất. Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND TP Hà Nội đã định ra việc hỗ trợ 50% lãi suất trong thời gian đầu, nhưng quá trình thực hiện còn vướng mắc và Sở GTVT đang đánh giá, điều chỉnh lại các điều khoản, chuyên đề cho mục lãi suất.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm cho rằng, lợi ích của phương tiện xanh, sạch đã rõ và là xu hướng phát triển trong tương lai. Vậy làm gì xanh hoá đoàn phương tiện xe buýt trên địa bàn TP theo đúng lộ trình đặt ra là vấn đề sẽ được các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng thảo luận để tìm được tiếng nói chung sớm để đạt được mục tiêu đề ra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chiến lược đồng hành cùng người tiêu dùng của Masan Group

Chiến lược đồng hành cùng người tiêu dùng của Masan Group

(Thanh tra) - Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong 3 quý năm 2024 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Trang Vân

10:08 29/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm