Theo dõi Báo Thanh tra trên
(Thanh tra) - Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố cho thấy con số thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất. Ảnh: IT
Theo Cục Thống kê, vốn đăng ký cấp mới có 1.549 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 7,02 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước về số dự án. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4,17 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,03 tỷ USD và các ngành còn lại đạt 820,1 triệu USD.
Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2025, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,12 tỷ USD; tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc), Đài Loan...
Vốn đăng ký điều chỉnh có 674 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,52 tỷ USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,33 tỷ USD, chiếm 60,1% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 5 tháng các năm 2021-2025 (Đơn vị: Tỷ USD). Theo GSO
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm tháng đầu năm 2025 ước đạt 8,90 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của năm tháng trong 5 năm qua.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,26 tỷ USD, chiếm 81,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 703,8 triệu USD, chiếm 7,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 352,0 triệu USD, chiếm 4,0%.
Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm tháng đầu năm 2025 có 46 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 275,7 triệu USD, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước; có 13 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 41,6 triệu USD, tăng 27,8%.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gồm vốn cấp mới và điều chỉnh đạt 317,3 triệu USD, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chủ yếu là sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; công nghiệp chế biến, chế tạo và vận tải kho bãi.
Trong năm tháng đầu năm 2025, có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Lào là nước dẫn đầu với 145,9 triệu USD, chiếm 46,0% tổng vốn đầu tư; tiếp đến là Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Quần đảo Virgin thuộc Anh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng rằng, các thủ tục pháp lý về nhà ở xã hội (NOXH) sẽ được rút ngắn, tạo điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn… để “xây giấc mơ an cư” chung tay hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn NOXH.
Nhật Minh
(Thanh tra) - Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Uyên Phương
Hoàng Minh
Mai Lê
Đình Thuyết
Thái Hải
Đình Thuyết
T. Minh
Hương Giang
TS Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Trần Quý
Thiên Bình
Thiên Bình
Hương Giang
Trần Quý
Đông Hà