Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ sáu, 07/08/2020 - 20:42
(Thanh tra) - Chiều ngày 7/8, kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban Hỗn hợp (UBHH) Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng được tổ chức tại Việt Nam theo hình thức họp trực tuyến, với sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kajiyama Hiroshi.
Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kajiyama Hiroshi chủ trì kỳ họp lần thứ 4 UBHH Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: LP
Tại kỳ họp này, hai bên đã bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác kể từ kỳ họp lần thứ 3 của UBHH Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là kết quả hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN, RCEP, CPTPP, hợp tác năng lượng, hợp tác trong ngành công nghiệp ô tô, hóa chất, đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp.
Hai Bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế UBHH Việt Nam - Nhật Bản trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo duy trì, không gián đoạn và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19.
Đồng thời, nhất trí việc hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa hai bên trong thời gian tới cần bám sát theo các mục tiêu của Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19, Kế hoạch hành động Phục hồi kinh tế ASEAN - Nhật Bản.
Về phương hướng tăng cường hợp tác song phương thời gian tới, hai bộ trưởng xác định, trong lĩnh vực công nghiệp, cần tính tới nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tính đa dạng, minh bạch và bền vững trong việc xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc, có khả năng chống chịu tác động.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư/doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng.
Về thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0, hai Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ số cũng như sản xuất thông minh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Liên quan đến mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng phát triển hơn do những thách thức mà Covid-19 đặt ra, các bộ trưởng tái khẳng định sẽ tiếp tục phấn đấu vì một môi trường thương mại và đầu tư tự do, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, có thể dự đoán và ổn định, để giữ cho thị trường mở, và để duy trì hệ thống đa phương dựa trên luật lệ trong khuôn khổ các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng thời, cùng khẳng định lại cam kết thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời nhất trí ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với nhau tại các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại đa phương mà hai bên cùng tham gia. Hai bộ trưởng tái khẳng định cam kết sẽ ký kết Hiệp định RCEP trong năm nay và nhấn mạnh rằng RCEP vẫn để ngỏ cho Ấn Độ tham gia trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, khẳng định sự cần thiết của việc chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin về xu hướng thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua các hội nghị và hội thảo trực tuyến, cũng như thúc đẩy các hoạt động giao thương B2B trực tuyến, bao gồm cả thông qua nền tảng kỹ thuật số giữa các doanh nghiệp của hai nước, nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
Hai Bộ trưởng cũng công nhận tầm quan trọng của Dòng chảy dữ liệu tự do và tin cậy (Free flow of data with trust) đối với các mục tiêu của người dùng và doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi cho các nền tảng thương mại kỹ thuật số và kinh doanh kỹ thuật số, bao gồm cả việc thảo luận các quy tắc quốc tế về các khía cạnh liên quan đến thương mại của thương mại điện tử tại WTO, trong khuôn khổ Sáng kiến thúc đẩy quản trị nền kinh tế số - Osaka Track.
Trong lĩnh vực năng lượng, hai bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của hệ thống năng lượng có khả năng phục hồi với nguồn cung cấp năng lượng sạch và giá cả phải chăng, ổn định trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh tế, và cách thức tận dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ, trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19.
Hai bên đều chia sẻ quan điểm rằng Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là rất quan trọng đối với cả hai nước và nhất trí rằng Chính phủ hai nước tiếp tục quan tâm đến dự án, hỗ trợ dự án triển khai thuận lợi trên cơ sở các điều kiện hai bên đã thỏa thuận. Hai bên cũng bày tỏ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác thông qua các hoạt động sau đã được thảo luận chi tiết tại Nhóm Công tác Năng lượng vào ngày 6/8/2020.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng