Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao nhiều đơn vị chưa giải ngân được vốn đầu tư công?

Thứ ba, 11/08/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Bên cạnh những bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao thì còn một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí là có đơn vị chưa giải ngân được đồng vốn nào trong 7 tháng đầu năm 2020.

Có 24 bộ, cơ quan TƯ và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%. Ảnh: Trần Quý

Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 6 tháng và ước thực hiện 7 tháng năm 2020 cho thấy, có 24 bộ, cơ quan Trung ương (TƯ) và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%. Trong đó, có 10 bộ, cơ quan TƯ có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10%, đáng chú ý có đơn vị chưa giải ngân được đồng vốn nào, như: Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Các đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 55%:

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (99,45%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Bộ Nội Vụ (62,85%), Ngân hàng Phát triển (61,09%), Hội Nhà báo Việt Nam (59,51%), Tiền Giang (73,98%), Nghệ An (69,23%), Lạng Sơn (63,44%), Hưng Yên (58,19%), Ninh Bình (56,85%), Phú Thọ (56,33%), Hà Nam (55,5%), Thái Bình (55,18%). 

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công gồm: Chưa có hướng dẫn về quy trình, thủ tục cập nhật giá gói thầu; thẩm quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng của giá gói thầu khi cập nhật giá gói thầu… dẫn đến công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh dự án và cập nhật giá gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu của các dự án bị triển khai chậm.

Chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn còn vướng mắc chưa được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án; Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, hiệu lực thi hành từ 25/5/2020 có nhiều quy định thay đổi so với nội dung các nghị định trước đó, dẫn đến việc các bộ, địa phương, chủ dự án còn lúng túng khi triển khai dự án…

Ngoài ra còn do tác động của đại dịch COVID-19 nên việc huy động nhân lực, vật tư, tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn nhiều công trình phải tạm dừng thi công ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; một số nhà thầu năng lực hạn chế…

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công các tháng cuối năm, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc thu hồi kế hoạch vốn năm 2020 đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện bố trí vốn hoặc không còn nhu cầu sử dụng vốn (28.178,633 tỷ đồng); đồng thời tổng hợp phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách TƯ năm 2020 về danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án để báo cáo Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để kiểm soát việc giải ngân theo dự án.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan TƯ, địa phương và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần khẩn trương thực hiện các thủ tục phê duyệt đơn giá, chi phí dự phòng... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, trường hợp có vướng mắc, làm việc với Bộ Xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.

Các bộ, cơ quan TƯ khẩn trương hoàn thành việc giao chi tiết vốn đầu tư công nguồn NSNN kế hoạch năm 2020 cho các dự án; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020, (bao gồm các nguồn vốn các năm trước chuyển sang). Đồng thời, các bộ, cơ quan TƯ ban hành kế hoạch và giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu... đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 và báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng…

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, cơ quan TƯ và các địa phương thực hiện nghiêm báo cáo định kỳ tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN gửi về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định.

Theo Bộ Tài chính, lũy kế thanh toán vốn kế hoạch (bao gồm vốn kế hoạch các năm trước được kéo dài chuyển sang năm 2020) từ đầu năm đến ngày 31/7 là hơn 216.538 tỷ đồng, đạt 35,6% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước hơn 191.898 tỷ đồng (đạt 37,4% kế hoạch), vốn nước ngoài hơn 13.025 tỷ đồng (đạt 19,5% kế hoạch), vốn chương trình mục tiêu quốc gia hơn 11.614 tỷ đồng (đạt 39,8% kế hoạch).

Kết quả này đã có sự chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm (5 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân cả nước so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt 26,2%).

Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 31/7 có 12 bộ, cơ quan TƯ và 38 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%, trong đó có 6 bộ, cơ quan TƯ và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 55%.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm