Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiến độ đã tăng

Thứ ba, 13/10/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Đến nay, Bộ Tài chính đã ghi nhận 10 trong số 12 bộ, ngành (trừ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Quốc gia Hà Nội) cam kết hoàn thành giải ngân năm nay, sau khi điều chỉnh giảm kế hoạch vốn. Trong số đó, tổng số đề nghị cắt giảm kế hoạch vốn của các bộ, ngành được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định là hơn 4.700 tỷ đồng.

Một góc Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP1), thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Chí Tưởng

Đây là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết tại hội nghị với các bộ về giải ngân vốn đầu tư công vay nước ngoài của Chính phủ 9 tháng năm 2020, diễn ra ngày 12/10, tại Hà Nội.

Theo ông Trương Hùng Long, thời gian vừa qua, Chính phủ, các bộ đều thực hiện nhiều biện pháp quyết định thúc đẩy giải ngân. Vì vậy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài trong tháng 9 tăng 4.315,570 tỷ đồng, tăng 558,659 tỷ đồng so với tháng 8 (tăng 3,14% so với giải ngân trên kế hoạch vốn đã được ghi nhận trong tháng 8). Bên cạnh đó, trong 9 tháng năm 2020, bộ còn tập trung ngân sách tiếp theo dự toán 2019 và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn, trị giá 2.671 tỷ đồng.

Là một trong những bộ có tiến độ giải ngân tăng cao nhất trong tháng 9, ông Đinh Minh Tùng, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, giải ngân của bộ này đến 30/9 đạt 39% so với kế hoạch vốn được giao, tăng 18% so với tháng 8 trước đó.

Theo ông Đinh Minh Tùng, tỷ lệ giải ngân tăng cao vì chỉ đạo quyết liệt của bộ, đã kiện toàn tổ công tác thúc đẩy giải ngân, tháng 9 làm việc trực tiếp vướng mắc tại các dự án để giải ngân đạt kế hoạch
Đối với một số vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài, ông Nguyễn Việt Hồng, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, hiện việc kiểm tra chỉ thực hiện thủ tục kiểm tra xác nhận thanh toán, Kho bạc Nhà nước đang thực hiện đúng quy định.

Theo đó, việc kiểm tra thời gian, xác định vốn ngoài nước của Kho bạc Nhà nước tối đa không quá 3 ngày làm việc nhận hồ sơ và trả kết quả của Kho bạc Nhà nước với chủ đầu tư được thực hiện thông qua phiếu giao nhận bảo đảm đúng quy định thời gian.

Ông Nguyễn Việt Hồng cho biết thêm, đến nay, Kho bạc Nhà nước không nhận được phản hồi ý kiến của chủ đầu tư về việc giải quyết chậm thủ tục kiểm tra xác nhận vốn thanh toán bên ngoài Kho bạc Nhà nước.

Về thời gian kiểm tra đơn rút vốn, Bộ Tài chính đã rút ngắn thời gian xử lý đối với hồ sơ rút vốn hợp lệ chỉ trong 1 đến 2 ngày làm việc so với quy định. Đối với các đơn rút vốn không đủ điều kiện để giải quyết, Bộ Tài chính đã có công văn trả lại ngay để chủ dự án hoàn thiện. Tính đến hết tháng 9/2020, Bộ Tài chính đã nhận 560 hồ sơ rút vốn; trong đó, đã giải quyết 554 hồ sơ, chiếm 98,8%.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng kết quả giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi vẫn thấp là do chưa có khối lượng cho giải ngân. Vấn đề này xuất phát từ các nguyên nhân như dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước như chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, phê duyệt các hợp đồng; việc đấu thầu của nhiều dự án được triển khai chậm, một số dự án có khiếu kiện trong quá trình đấu thầu.

Ngoài ra, quá trình chuẩn bị dự án kéo dài, chuẩn bị đầu tư không kỹ, và các yếu tố khó khăn khách quan khác dẫn đến phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện, gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân. Trong khi đó, các thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay được thực hiện chậm trễ, chưa có cơ sở pháp lý để giải ngân…

Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các vấn đề còn vướng, còn chưa rõ về chính sách, các bộ, ngành cần sớm có ý kiến với các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Đối với số kế hoạch vốn 2020 đã đề nghị cắt giảm, điều chuyển cho các Bộ, địa phương khác, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành xác định rõ là, cắt giảm của dự án nào, dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020. Dự án nào chỉ giải ngân được một phần để bổ sung kể hoạch vốn bố trí cho dự án đó ngay vào kế hoạch vốn đầu tư 2021. Từ đó, đảm bảo dự án có đủ kinh phí để thực hiện theo thời gian và tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ tại các hiệp định vay nước ngoài.

Trường hợp kế hoạch vốn 2020 đề nghị cắt giảm của các bộ chưa phân bổ chi tiết cho các dự án do lập kế hoạch chưa sát, các bộ, ngành rút kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch năm 2021 và các năm sau.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các bộ, ngành tập trung xử lý dứt điểm; phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, địa phương liên quan tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư lớn, các dự án sắp hết hạn giải ngân theo quy định của hiệp định vay.

Bộ Tài chính cam kết sẽ tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay ODA, vay ưu đãi là nhiệm vụ trọng tâm trong năm và phối hợp với cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan đến đàm phán ký kết. Đồng thời, hoàn thành thủ tục hiệu lực của hiệp định vay, điều chỉnh  hiệp định vay (nếu có); ký hợp đồng cho vay lại, rà soát đẩy nhanh tiến độ các việc liên quan đến giải ngân và trao đổi với nhà tài trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình giải ngân.

Thùy Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm