Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/12/2013 - 08:50
(Thanh tra) - Chỉ còn hơn tháng là Tết, dù động thái thị trường bắt đầu có chậm, nhưng theo quan sát, hàng nội đang dần lấy lại thị phần trên sân nhà. Diễn biến này được mang lại là từ những nỗ lực hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc đang có nhiều tiến bộ.
Tin từ Bộ Công thương cho biết, nhằm bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn thị trường những tháng cuối năm 2013, Bộ này vừa có Chỉ thị 24/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Chỉ thị cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá nhằm bình ổn thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới.
Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ đưa hàng hóa về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và mậu dịch biên giới; phối hợp kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá và chống chuyển giá; tích cực và chủ động đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nhất là xúc tiến thương mại biên giới, hải đảo.
Các địa phương, doanh nghiệp cũng bắt đầu các hoạt động chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết cuối năm. Đến nay, đã có 22/63 tỉnh, thành phố và 2 tập đoàn, tổng công ty báo cáo về Bộ Công thương kế hoạch chuẩn bị hàng hóa các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán. Trong đó, có 10/63 địa phương triển khai công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết.
Năm nay, các doanh nghiệp cũng đã tự chủ động nguồn vốn để dự trữ hàng hóa, không phụ thuộc nhiều vào ngân sách Nhà nước như thời gian trước.
Tính đến nay chỉ còn hơn tháng là Tết, dù động thái thị trường bắt đầu có chậm, nhưng theo quan sát, hàng nội đang dần lấy lại thị phần trên sân nhà. Diễn biến này được mang lại là từ những nỗ lực hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc.
Thống kê cho thấy, nhập siêu từ Trung Quốc từ năm 2000 đến nay, đã tăng từ 210 triệu USD lên 19 tỷ USD, riêng 10 tháng đầu năm 2013 đã là 19,6 tỷ USD. Trước tình hình trên, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương Nguyễn Việt Chi cho biết, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã có nhiều giải pháp để hạn chế bớt tình trạng này.
Theo đó, tốc độ tăng nhập siêu giai đoạn 2001 - 2008 từ 85% xuống chỉ còn 17% vào 2013. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng được cải thiện, giai đoạn 2009 - 2012, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp cao tăng từ 10% lên 40%, và 10 tháng đầu năm tăng lên 50%, còn nhóm hàng nông sản tăng từ 20% lên 30%, trong khi nhóm khoáng sản giảm từ 50% xuống còn 18,7%. Và, nhóm hàng hạn chế nhập khẩu và nhóm tiêu dùng, đã được kiểm soát cũng giảm từ 20% xuống còn 0,8%.
Bà Việt Chi cũng cho biết, Bộ Công thương cũng đang xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu để ngăn chặn hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vào Việt Nam. Theo đó, từ đầu năm 2013, đã có nhiều giải pháp hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc được triển khai…
Liên quan đến thông tin Bộ Công thương chấp thuận cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai nhập 30.000 tấn đường từ Lào về tinh luyện để xuất khẩu sang Trung Quốc gây bức xúc với các thành viên Hiệp hội Mía đường, tại phiên họp thường kỳ mới đây, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thị Thu Hương cho biết, doanh nghiệp đứng ra xuất khẩu lượng đường này là Công ty CP Đường Biên Hòa. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu đường để sản xuất gia công xuất khẩu qua cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế được làm thủ tục tại cơ quan Hải quan thì không cần xin phép Bộ Công thương. Còn trường hợp xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, Bộ Công thương đề xuất cho phép Công ty CP Đường Biên Hòa xuất qua cửa khẩu phụ tức là đi qua cửa khẩu Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai. Phương án này tương tự việc hiện nay vẫn cho phép đường sản xuất trong nước được xuất khẩu qua cửa khẩu phụ. Về kiến nghị của Hiệp hội Mía đường, Bộ Công thương cũng đã đề xuất với Chính phủ để xuất qua các cửa khẩu phụ, đợt 1 là 200.000 tấn và đợt 2 là 65.000 tấn. Việc này sẽ góp phần giúp ngành Mía đường giảm hàng tồn kho. |
Minh Xuân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân