Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/10/2013 - 08:02
(Thanh tra)- Tây Nguyên được biết đến là vùng đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su... Thực tế là trong hàng chục năm qua, cây cà phê đã chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực xuất khẩu, đem lại nhiều thành quả kinh tế cho toàn vùng. Tuy nhiên, loại cây trồng chủ lực trên mảnh đất nhiều tiềm năng này lại đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là chuyện tái canh.
Nông dân các tỉnh Tây Nguyên rất cần sự hỗ trợ về tín dụng để tái canh vườn cà phê. Ảnh: Trung Đức
Nỗi niềm trồng, chặt
Cây cà phê có mặt ở vùng Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk, từ sau ngày thống nhất đất nước. Đây là vùng giáp ranh giữa vùng Bắc Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên, có quỹ đất rộng, phì nhiêu.
Ông Dương Văn Tú, ở xã Ea Sol, huyện Ea H'eo, cho biết, do kinh tế ở ngoài quê nhà khó khăn, nên gia đình từ miền Bắc vào đây lập nghiệp từ năm 1987. Ngày đầu đến vùng đất mới, kinh tế gia đình rất chật vật, liên tục ở trong hoàn cảnh "giật gấu, vá vai", bản thân ông Tú phải đi làm thuê, làm mướn, còn vợ ông phải đi khai hoang lấy đất trồng khoai lang, trồng bắp… để nuôi các con. Dù rất cố gắng, "trụ hạng" trong hơn 3 năm, song cái nghèo cứ đeo đẳng gia đình ông Tú. Sau nhiều đêm không ngủ, trằn trọc, đắn đo, rồi vợ chồng ông Tú quyết định trồng thêm cây cà phê để cải thiện điều kiện kinh tế gia đình.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tái canh cây cà phê và tăng cường chế biến sâu, vừa qua tại tỉnh Gia Lai, lãnh đạo các ngân hàng đã công bố sẽ dành một gói tín dụng trị giá 3.300 tỷ đồng hỗ trợ tái canh cây cà phê Tây Nguyên và nhiều ngàn tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay đầu tư công nghệ chế biến hiện đại. |
Trong vòng hơn chục năm trở lại đây, cây cà phê được xem là cây trồng chủ lực, gắn bó lâu đời với người dân Tây Nguyên. Với diện tích hơn 450.000ha cà phê, Tây Nguyên được xem là "thủ phủ" cà phê của cả khu vực Đông Nam Á. Quan trọng là vậy, nhưng theo thống kê, đã có gần 40% diện tích cà phê của toàn vùng Tây Nguyên đã già cỗi (hơn 20 năm tuổi), tương đương với hơn 120.000ha cà phê. Theo tính toán, đến năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000ha cà phê già cỗi và năm 2017 là 350.000ha, chiếm 60% diện tích cà phê cả nước. Đây là con số đáng báo động cho ngành cà phê Việt Nam, nếu tình trạng này không sớm có hướng giải quyết khả dĩ.
Để giải quyết thực trạng chất lượng vườn cây ngày càng xấu đi, cho năng suất thấp, nhiều người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ đến việc phá đi trồng lại, nhưng vẫn rụt rè. Bởi đa số những mô hình tái canh đi trước dù đã được các nhà khoa học hướng dẫn, các chuyên gia khuyến nông hỗ trợ nhưng lại không thành công. Vườn cây tái canh chỉ sinh trưởng tốt đến năm thứ 2, thứ 3, sau đó tàn lụi dần.
Tình trạng cà phê già cỗi không chỉ là nỗi lo của người trồng cà phê mà còn làm "nặng đầu" các cấp chính quyền các tỉnh Tây Nguyên. Cà phê già cỗi dẫn đến vườn cây kém phát triển, năng suất và chất lượng giảm, làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của gia đình và khu vực.
Theo ông Nguyễn Đại Ngọc, Giám đốc Cty TNHH MTV Cà phê Ia Grai, tỉnh Gia Lai, việc tái canh của Cty đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong thời điểm hầu hết các ngân hàng đều thắt chặt tín dụng. Do vậy, đơn vị mới chỉ tái canh được hơn 100ha trong tổng số gần 300ha cà phê già cỗi.
Còn ông Hoàng Văn Cách, Phó Giám đốc Cty Cà phê Ia Sao 2, Tổng Cty Cà phê Việt Nam, cho hay, các Cty cà phê trực thuộc Tổng Cty Cà phê Việt Nam đứng chân trên địa bàn Tây Nguyên có diện tích tương đối lớn. Việc tái canh vườn cà phê khai thác đã lâu năm cần vốn lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng, vốn tự có của doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Vấn đề này cũng cần được các ngân hàng thương mại lưu tâm xem xét để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cho vay với vốn ưu đãi với thời gian dài hạn. Nếu 3 - 5 năm đã phải trả nợ thì lực "mỏng", không bảo đảm được.
Ở khu vực Tây Nguyên, hiện nay, tái canh những trang trại, vườn già cỗi để nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành Cà phê là yêu cầu cấp bách, cần được đầu tư mạnh mẽ. Hơn lúc nào hết, về mặt kỹ thuật, Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cần sớm hoàn thành quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia phải ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ chương trình tái canh cà phê, tập trung cho các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn... Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại cần nhanh chóng "thẩm thấu" xuống các vườn cây. Có như vậy, ngành cà phê nước ta mới có thể "khởi sắc" trong những năm tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân