Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/12/2013 - 14:00
(Thanh tra) - Trong khi nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng ngày càng tăng, thì những người sản xuất rau sạch lại loay hoay tìm nơi tiêu thụ. Bài toán này vừa được đặt ra tại Hội nghị Kết nối sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản theo hướng VietGAP của TP. Hồ Chí Minh…
Nhu cầu rau sạch là có thật, nhưng nông dân cứ quay tìm nơi tiêu thụ.
Là một thành phố lớn, có số dân đông nhất cả nước, là thị trường lớn nhất nước về tiêu thụ thực phẩm, vừa cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trên địa bàn thành phố vừa phục vụ sản xuất, chế biến và cung ứng cho thị trường tiêu thụ của cả nước và xuất khẩu. Những năm vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc hỗ trợ kết nối giữa các nhà sản xuất và doanh nghiệp phân phối cũng như hình thành, duy trì và phát triển được một số vùng chuyên canh rau với quy mô lớn tại các quận, huyện ngoại thành như: Bình Mỹ trồng rau muống nước, Trung Lập Hạ, Nhuận Đức trồng rau ăn quả…, để góp phần cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, tới nay, vẫn còn một số đơn vị cung ứng rau trên địa bàn (đặc biệt là rau VietGAP - sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) vẫn chưa có điều kiện và cơ hội đưa hàng hóa vào được các hệ thống phân phối do còn nhiều khó khăn vướng mắc liên quan tới phương thức, quy trình thu mua, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, điều kiện đưa hàng hóa vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn chưa thấy được sự khác biệt về mức độ an toàn của rau VietGAP, do chưa thấy được quy trình sản xuất và những lợi ích cơ bản trong quá trình sử dụng của loại rau an toàn này.
Theo khảo sát của Sở Công thương, hiện nay, kênh phân phối chủ lực của sản phẩm rau VietGAP tại TP. Hồ Chí Minh vẫn là hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Tính trung bình sản lượng tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên thành phố (Saigon Co.op, Metro, BigC, Satra, Lotte Mart...) khoảng 217,53 tấn/ngày thì mới có 98,63 tấn/ngày là rau VietGAP. Trong khi đó, riêng các loại rau VietGAP, các đơn vị cung ứng của thành phố hiện mới đáp ứng được 29%, phần còn lại do các đơn vị từ các tỉnh miền Tây và miền Đông nhập về.
Từ thực tế trên, có thể nói, việc kết nối sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản theo hướng VietGap trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng cho rằng, nhu cầu của người tiêu dùng thành phố hiện nay đối với các loại rau củ quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khá lớn; năng lực sản xuất của các HTX, nhà sản xuất của thành phố cũng không thiếu. Tuy nhiên, ở đây lại thiếu sự kết nối giữa sản xuất với kênh phân phối.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phải có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa quy trình sản xuất theo VietGAP cho doanh nghiệp, chú trọng tới vấn đề con giống, cây giống cho những nơi có nhu cầu sản xuất. Sở Công thương xem xét có giải pháp nhằm đưa hàng hóa này vào trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tại các khu công nghiệp, bên cạnh phát triển tại các kênh bán lẻ như hiện nay nhằm đảm bảo đầu ra cho người sản xuất.
Anh Cát
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân