Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/08/2014 - 15:14
(Thanh tra) - Tại buổi làm việc với TP Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông sáng nay (14/8), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Buôn lậu, gian lận thương mại không chỉ làm thất thu thuế, tổn hại sức khỏe người dân mà còn làm “hư” đội ngũ cán bộ”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thảo Nguyên
Hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt gia tăng
7 tháng đầu năm 2014, tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu và gian lận thương mại có giảm nhưng vẫn tồn tại ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau. Phương thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt động tạo thành các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm, có sự cấu két chặt chẽ giá các chủ đầu nậu trên biên giới và trong nội địa.
Đáng chú ý, hàng chất lượng thấp từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ, tên thương mại, nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam như khóa, bóng đèn, xăm lốp… gia tăng. Tình trạng nhập lậu gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất độc hại trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm kém chất lượng như bánh, mức, kẹo, thực phẩm chế biến…. vẫn tồn tại.
Báo cáo của TP Hà Nội cho thấy, từ ngày 25/12/2013 đến ngày 25/7/2014, các cơ quan chức năng TP đã kiểm tra 19.960 vụ, lượt; xử lý 9.414 vụ; phạt hành chính, tịch thu hàng hóa với tổng só tiền 1.283 tỷ đồng.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, một vấn đề khó trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại chính là việc kiểm tra chất độc hại trong các sản phẩm nhập khẩu chưa kiểm soát được do quy định của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu và thiếu đầu mối giám định các mặt hàng như đồ chơi trẻ em, nguyên liệu chế biến thực phẩm, hoa quả, đồ khô, thuốc Đông dược…
“Việc xử lý các vụ việc liên quan đến giám định còn nhiều bất cập. Các cơ quan giám định có kết quả khác nhau, có quan hệ phức tạp với doanh nghiệp nên kết quả giám định, xét nghiệm không có độ tin cậy”, ông Tuấn nói và kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành bổ sung quy định cụ thể, khoa học việc kiểm định hàng hóa tạm giữ làm cơ sở xử phạt. Cùng với đó, tăng cường năng lực bộ phận kiểm định hàng hóa thực phẩm, rau, củ, quả, nông phẩm, phụ gia… tại các cửa khẩu, xác định bảo đảm chất lượng mới cho thông quan.
“Xác định rõ trách nhiệm cá nhân không chung chung”
Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành nhận định, tội phạm trong lĩnh vực này dường như không sợ do khó xử lý hình sự, còn xử lý hành chính, phạt tiền thì chưa đủ sức răn đe dù “chúng ta đã tập trung đánh, đánh mạnh”.
Trong khi đó, các cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái tràn làn, phường biết, quận biết đấy, nhưng xử lý hạn chế. “Tôi rất đồng ý với quan điểm nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thì Trưởng Công an phường, Chủ tịch, Bí thư phường phải chịu trách nhiệm”, đại diện Bộ Công an nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại phải” đánh mạnh” khâu đầu ra - phần tiêu thụ hàng hóa. Theo đó, phải tăng cường tuyên truyền; kiên quyết xử lý; quy trách nhiệm đến từng quận huyện, phường xã bởi thực tế “nơi nào bán hàng giả, hàng nhái chúng ta biết hết”.
Hoan nghênh, biểu dương những kết quả đã được của Hà Nội thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, trên địa bàn Hà Nội, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng có từ các chợ đến ngay cả trường học. “Chúng ta phải thẳng thẳn nói rằng, chúng ta có một đội ngũ lực lượng lớn nhưng kết quả chống buôn lậu, gian lận thương vẫn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu”.
“Buôn lậu, gian lận thương mại không chỉ làm thất thu thuế, tổn hại sức khỏe người dân mà còn làm “hư” đội ngũ cán bộ”, Phó Thủ tướng nói và yêu cầu, các cấp, ngành Hà Nội phải xác định đây là trách nhiệm thường xuyên, cấp bách và lâu dài là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân. Đồng thời, rà soát kiện toàn bộ máy, xắp sếp đội ngũ cán bộ có năng lực phẩm chất; xử lý nghiêm cán bộ hư hỏng, thoái hóa; tập trung tuyên truyền cho người dân để không tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Theo Phó Thủ tướng, cần nghiên cứu để mua tin, khen thưởng người có thành tích trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường điều tra, nắm chắc các đường dây, ổ nhóm, phân công rõ trách nhiệm, không ai được bao che, dung túng cho các sai trái. “Chính phủ xác định công tác này là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, nơi nào để xảy sai phạm công khai phải chịu trách nhiệm trước TP và Trung ương. Phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân không chung chung. Các lực lượng phải phối hợp tốt nhưng phải làm rõ trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ý thức của người tham gia giao thông nhức nhối nhất Hà Nội cũng tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông . Tính đến ngày 15/7, toàn TP xảy ra 1.107 vụ tai nạn, chết 339 người, bị thương 1.016 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 11,7% số vụ; 9,2% người chết và 1,1% người bị thương. Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xử lý 15. 769 trường hợp, phạt 17,3 tỷ đồng, tạm giữ 301 phương tiện; 3.555 bộ giấy tờ các loại; phối hợp dỡ bỏ 1.625 lều lán, mái che, mái vảy; 281 tụ điểm kinh doanh, buôn bán; giải tỏa 4 chợ cóc; 12 điểm trông giữ phương tiện. Lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông 352.419 trường hợp, xử phạt hơn 98,7 tỷ đồng… Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Trong công tác an toàn giao thông, vấn đế nhức nhối nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. “Chỉ vô ý thức khi tham gia giao thông sẽ ùn tắc ngay” vì vậy Sở Giao thông Vận tải, Công an TP đã nổ lực tuyên truyền nên so với năm 2013 đã có chuyển biến tốt lên, số tiền xử phạt giảm khoảng 54 tỷ. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này vẫn rất khó khăn. Những tháng cuối năm, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát các điểm, nút giao thông có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” có nguy cơ mất an toàn giao thông để có giải pháp tổ chức giao thông phù hợp; giải tỏa các điểm, bãi “xe dù, bến cóc”; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chở quá tải trọng, gắn thiết bị điện tử làm sai lệch đồng hồ tính tiền trên xe taxi, gian lận cước… Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, công tác an toàn giao thông trên địa bàn TP đã có tiến bộ nhưng taxi dù, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm… vẫn xảy ra. Vì vậy, Hà Nội cần tiếp tục siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện và năm văn minh đô thị; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, … “Tôi rất đồng tính với phương án, cải tạo, gắp lắp đặt camera tại các nút giao để theo dõi giao thông – cái này không chỉ giúp bảo đảm an toàn giao thông mà còn chống buôn lậu”, Phó Thủ tướng nói. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân