Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 25/07/2023 - 22:00
(Thanh tra)- Theo đánh giá, ngành Dược đối mặt với nhiều thách thức cần có cách tiếp cận mới, thu hút nguồn lực và công nghệ để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của người dân.
Ngành Y dược Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Ảnh minh hoạ: Internet
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2011 đến nay, ngành Dược đã đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng bệnh. Sản xuất thuốc mở rộng về quy mô với 228 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó có 18 dây chuyền đạt tiêu chuẩn EU-GMP. Tổng giá trị thị trường dược phẩm năm 2022 ước khoảng 6,2 tỷ USD. Vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 11/12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thị trường dược phẩm Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng và phát triển rất mạnh, với tổng giá trị khoảng 3,4 tỷ USD vào năm 2015 và lên 7 tỷ USD vào năm 2022, tăng trưởng kép bằng 10,6%, trong đó sản xuất trong nước chiếm khoảng 45% tổng giá trị thuốc điều trị.
Theo dự báo, đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ lên đến trên 13 tỷ USD. Năm 2022, tiền thuốc bình quân đầu người đạt khoảng 75 USD (tương đương hơn 1,7 triệu đồng).
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý phân phối, cung ứng thuốc ngày càng được chuẩn hoá, chuyên nghiệp, tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành Dược hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà một trong những nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế.
Nhiều nhà máy thuốc trong nước chỉ đầu tư dây chuyền sản xuất các dạng bào chế, tập trung vào những loại thuốc thông thường, thuốc đánh giá tương đương sinh học với thuốc phát minh (thuốc generic); chưa tiếp cận, áp dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật bào chế mới, sản xuất thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc phát minh (biệt dược gốc). Hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước phải nhập khẩu. Tiềm năng, thế mạnh về nguồn dược liệu và nền y học cổ truyền chưa được phát huy
Ngoài ra, chi phí để đầu tư công nghệ và nghiên cứu rất tốn kém nên phần lớn các cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất còn thiếu nhiều thiết bị và không đồng bộ.
Do vậy, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất dược phẩm vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi năng lực cạnh tranh yếu trong khi Việt Nam mở cửa thị trường, thuế nhập khẩu nội khối 0%.
Đáng lưu ý, doanh nghiệp ngành Dược nội địa của Việt Nam vẫn thiếu nhiều các chiến lược dài hơi, kỹ năng tiếp thị còn kém, là thị trường dược Việt Nam vẫn còn chưa ổn định do nguyên dược liệu sản xuất phụ thuộc khoảng 90% vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo các chuyên gia, hiện nay, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực y dược đã có nhiều thay đổi theo hướng tập trung vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ... Do đó, cần những cách tiếp cận mới trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực y tế, dược phẩm để thu hút tốt nguồn lực, công nghệ, góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nước là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.
Tại hội thảo mới đây về “Tiếp cận mới trong phát triển ngành Y dược”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm, tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn.
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các doanh nghiệp mới chủ yếu đầu tư sản xuất thuốc thông thường, ít chú trọng nghiên cứu, sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc mới, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh.
Để phát triển hơn nữa tiềm năng ngành Dược, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất cung ứng các dược phẩm và dịch vụ y tế; nâng cao năng lực nghiên cứu sản xuất thuốc vắc xin, sinh phẩm.
Về vấn đề này, ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết, dược là lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, đầu tiên phải là an toàn, hiệu quả. Dự kiến sẽ sửa Luật Dược vào năm 2024, trong đó có 5 chính sách sửa đổi, mà 2 chính sách là công nghiệp dược, ưu tiên chú trọng thuốc phát minh ở mức ưu đãi cao nhất và nghiên cứu sửa đổi quy định về phân phối, sắp xếp lại hệ thống phân phối để đảm bảo hiệu lực hiệu quả.
Theo ông Hùng, các chính sách tương đối sẵn sàng và đầy đủ. Ngành Dược đã có những phát triển tốt từ chỗ chỉ có đơn vị sản xuất Nhà nước, thì hiện tại đã tư nhân hoá. Số lượng các nhà máy tương đối nhiều và phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, mới đây chúng ta đã được đưa vào danh sách sản xuất vắc xin theo công nghệ mới, đây cũng là bước tiến trong sản xuất dược phẩm.
Còn theo ông Trịnh Văn Lẩu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam, thuốc là hàng hóa đặc biệt vì có hàm lượng hoạt chất nhỏ nhưng có tác dụng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Để phát triển ngành Dược Việt Nam, theo ông Trịnh Văn Lẩu, cần có sự đột phá về thể chế tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất các dạng bào chế thuốc hiện đại. Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt là các nguyên liệu sản xuất thuốc có hàm lượng nhỏ trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất; cao dược liệu chất lượng cao; nguyên liệu thuốc sinh học; dược chất phóng xạ và tá dược cao cấp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân