Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/08/2017 - 10:56
(Thanh tra)- Thời gian qua, việc quản lý thị trường phân bón trong nước còn nhiều bất cập khiến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc… tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của nhân dân, tác động xấu đến môi trường.
Nên tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những hành vi kinh doanh sai trái. Ảnh: Trần Quý
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân bón vô cơ chiếm tới 90% nhu cầu, phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác chiếm phần còn lại.
Trong năm 2016, qua công tác kiểm tra các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phát hiện 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.
Chỉ tính riêng thiệt hại do phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam mất đi từ 2 - 2,5 tỷ USD. Đây mới chỉ tính thiệt hại do mất lượng tiền không cân xứng với lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón, mà chưa tính đến những thiệt hại và hậu quả do phân bón giả, kém chất lượng gây ra: Làm cho suy kiệt “sức khỏe đất trồng trọt”, dẫn đến cây trồng không đạt năng suất, cây yếu sẽ bị sâu bệnh tấn công nhiều, chi phí sản xuất tăng, thu nhập giảm, sản phẩm không đạt chất lượng…
Theo ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả Việt Nam, việc để phân bón kém chất lượng, phân bón giả tràn lan là do chúng ta còn lỏng lẻo ngay từ ban đầu. Nghị định 202/2013/NĐ-CP quản lý phân bón đã không đủ để quản lý, việc phân bổ giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT, giữa phân vô cơ và hữu cơ còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ.
Các nhà sản xuất phân bón chính thống đều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng là do sự chồng chéo giữa các cơ quan pháp luật, thiếu kiên quyết giữa các cơ quan thực thi và các chế tài còn thiếu tính răn đe.
Để từng bước khắc phục những bất cập nêu trên, theo ông Hồ Quang Thái, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nên tập trung điều chỉnh, bổ sung lại Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón vì còn nhiều bất cập. Nghị định này đã có hiệu lực được hơn 3 năm nhưng định nghĩa về các chất chính trong phân bón vô cơ chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn phân bón trong Phụ lục số 13 của Thông tư số 29/2014/TT- BCT của Bộ Công thương có ghi tiêu chuẩn bắt buộc với phân bón vô cơ nhưng các trung tâm kiểm nghiệm lại không bám vào đó để kiểm nghiệm, dẫn đến việc các sản phẩm dù được kiểm nghiệm nhưng chất lượng không chuẩn được bán tràn lan trên thị trường.
Ngoài ra, các bộ, đặc biệt là Bộ NN&PTNN phải chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN ban hành bộ quy chuẩn về phân bón Việt Nam, đồng thời quy định rõ các lần giám định cần thiết. Đặc biệt, chúng ta phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp với cán bộ tại tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Cán bộ phải kiểm tra, thẩm định, xác minh chính xác các điều kiện của doanh nghiệp cần có mới được cấp phép.
“Với các trung tâm kiểm nghiệm, thẩm định, cần có máy móc hiện đại, bám vào quy chuẩn Nhà nước ban hành để chứng nhận. Ngoài ra, nên tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi kinh doanh sai trái”, ông Thái đề xuất.
Đồng tình với ông Thái, ông Nghiêm Quang Tuấn - Trưởng phòng Pháp chế, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho rằng, để ngăn chặn nạn phân bón giả, kém chất lượng cơ quan địa phương cần quyết liệt vào cuộc. Nếu UBND các tỉnh, thành đồng loạt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thì công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái sẽ đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước cần phối hợp tuyên truyền cho người nông dân phân biệt phân bón chất lượng và kém chất lượng; hỗ trợ người nông dân sử dụng phân bón an toàn, hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh