Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Mánh khóe” làm ăn của chủ thầu xây dựng với nhân viên tiếp thị bê tông tươi ở Thanh Hóa

Văn Thanh

Thứ tư, 08/03/2023 - 14:36

(Thanh tra) - Thực trạng các chủ thầu xây dựng phối kết hợp với các nhân viên tiếp thị bê tông tươi trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều “mánh khóe” để móc nối làm ăn với nhau bằng cách tính tăng khối lượng trên từng hạng mục công trình, đổ bê tông mác thấp rồi xử lý tổ mẫu, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt thòi cho người dân và chủ đầu tư.

Một trạm trộn bê tông tươi không phép ở Thanh Hóa. Ảnh: VT

Bê tông tươi từ “hót” đến cạnh tranh khốc liệt

Theo thống kê của Sở Xây dựng Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 25 trạm trộn bê tông tươi, phân bố đồng đều ở các huyện, thị xã, thành phố. Trước đây, cả tỉnh chỉ có 1 đến 2 trạm trộn bê tông tươi, do là ngành nghề mới mẻ, lại đầu tư lớn, giá cả cát, xi măng, đá lại rẻ nên các chủ bê tông tươi làm ăn, kinh doanh hái ra tiền. Qua thời gian, thấy đây là ngành nghề “hót”, dễ kiếm tiền, nhiều doanh nghiệp đã thi nhau bỏ tiền thuê đất, đặt trạm bê tông tươi nhiều hơn, trong đó có cả trạm trộn bê tông tươi được cấp phép và không được cấp phép.

Trước việc ra đời nhiều trạm trộn bê tông tươi, thị trường cạnh tranh khốc liệt, cộng với việc giá cát, đá, xi măng tăng phi mã dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh về giá cả, chất lượng bắt đầu diễn ra. Nhiều “mánh khóe” được nhân viên tiếp thị bê tông tươi và các chủ thầu xây dựng móc nối làm cho người tiêu dùng bị chịu thiệt.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, để cạnh tranh lấy được thị trường, nhiều nhân viên tiếp thị bê tông tươi của các trạm trộn đã lên kế hoạch tiếp xúc, làm quen các chủ thầu xây dựng các công trình trên địa bàn. Từ đây, hai bên bắt đầu “móc nối”theo kiểu ăn chia với nhau và có dấu hiệu đi đến thống nhất tính tăng khối lượng bê tông ở từng hạng mục công trình. Chủ thầu có nhiệm vụ giới thiệu đơn vị cung cấp bê tông tươi và nói tốt về sản phẩm đơn vị mình giới thiệu. Khi chủ đầu tư có ý định mua bê tông tươi của đơn vị khác thì chủ thầu lại nói “không chịu trách nhiệm về chất lượng bê tông của công trình”, gây tâm lý bất an cho chủ đầu tư nên bắt buộc khách hàng hoặc chủ đầu tư phải chọn đơn vị chủ thầu giới thiệu  ...

Thủ thuật xử lý các tổ mẫu để đạt mác theo hợp đồng

Sau khi đã ký kết được hợp đồng và cung cấp bê tông tươi cho công trình, theo tìm hiểu “mánh khóe” làm ăn của chủ đầu tư và các nhân viên tiếp thị bê tông tươi mới bắt đầu được thực hiện. Cụ thể, khi chủ đầu tư hoặc khách hàng tiến hành đo hạng mục công trình sẽ cùng với chủ thầu hoặc nhân viên kinh doanh bê tông tươi đo khối lượng và tính tăng khối lượng ở các hạng mục ít nhất khoảng từ 10% trở lên  nên vô tình chủ đầu tư phải trả số tiền này mà không hề hay biết. Do có lợi nhuận từ việc này nên các nhân viên tiếp thị sẵn sàng hạ giá thành bê tông tươi để cạnh tranh với các trạm trộn bê tông với nhau. Một phần tiền lời được đưa vào phần hạ giá, phần còn lại các nhân viên tiếp thị và chủ thầu xây dựng có dấu hiệu thụ hưởng không minh bạch.

Ngoài ra, có nhiều đơn vị cung cấp bê tông tươi, các nhân viên thí nghiệm đã dùng thủ thuật xử lý các tổ mẫu (cục mẫu bê tông). Cụ thể, nhiều đơn vị bán bê tông tươi giá thấp trộn thiếu mác so với hợp đồng đã thỏa thuận, ký kết với chủ đầu tư. Khi cung cấp bê tông tươi cho khách hàng, sản phẩm thường thiếu mác so với hợp đồng, không đảm bảo chất lượng. Để đối phó với các điều khoản trong hợp đồng “căn cứ theo kết quả ép mẫu để kiểm tra chất lượng và cường độ bê tông”. Do đó, khi nhân viên thí nghiệm của các đơn vị sản xuất bê tông sau khi đúc mẫu tại hiện trường khoảng từ 1 đến 2 ngày thì đến nhà của chủ đầu tư hoặc khách hàng lấy lại với lý do đưa mẫu về để bảo dưỡng.

Lợi dụng việc đưa mẫu về thì xử lý lại mẫu bằng cách đúc tổ mẫu mới đủ mác bê tông hoặc thừa mác bê tông so với trong hợp đồng đã ký kết, đồng thời bóc giấy dán trên mặt tổ mẫu có chữ ký của khách hàng để đối phó. Đến ngày đi ép đạt chất lượng, cường độ mác bằng hoặc mác cao hơn so với hợp đồng đã ký nên hầu hết khách hàng đều yên tâm nhưng thực tế không biết mình đang phải sử dụng bê tông chất lượng kém, giá cao.

Theo khảo sát của phóng viên, những “mánh khóe” làm ăn của các nhân viên tiếp thị bê tông tươi và chủ thầu xây dựng được thực hiện rất tinh vi, có sự phối hợp bài bản cần được cơ quan chức năng kiểm tra, cảnh báo cho người dân biết, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm