Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 30/04/2014 - 08:04
(Thanh tra)- Huyện Quan Hóa có gần 25.000 ha luồng. Bình quân mỗi năm cho thu khoảng trên 10 triệu cây. Trên địa bàn huyện có 26 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động. Cây luồng đã trở thành cây xóa nghèo, làm giàu của người dân Quan Hóa.
Các cơ sở chế biến lâm sản ở Quan Hóa đều có hệ thống bể xử lý nước thải khép kín. Ảnh: Hồng Bài
Lão nông Hà Văn Hiệp ở xã Hồi Xuân cho biết: "Nhà tôi có hai đồi luồng, tháng nhiều bù tháng ít bán được vài nghìn cây, đút túi hơn chục triệu đồng. Nhà ít ruộng cấy lúa nhưng chăm cây luồng cũng có cái ăn cái tiêu, xóa được nghèo, mua sắm được đồ dùng như ti vi, xe máy, làm được nhà đẹp, vững chắc. Ở đây, nhiều nhà nhờ cây luồng mà khấm khá, giàu có".
Không chỉ ở Hồi Xuân mà các xã Thanh Xuân, Xuân Phú, Phú Lệ, Phú Xuân, thị trấn Quan Hóa, trong những năm qua, cây luồng đã trở thành nguồn thu nhập chính. Người dân Quan Hóa coi những đồi luồng của mình như những cánh đồng lúa. Cây luồng được chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật, ngay cả trong khi thu hoạch cây cũng theo đúng quy trình; chặt tỉa, khai thác theo lô, hạn chế khai thác vào mùa măng; khai thác đến đâu, bỏ phân, vun gốc đến đó. Vì thế, cây luồng ở Quan Hóa phát triển tốt, nặng cân.
Ông Hà Văn Đăng, "kỹ sư" luồng, quê xã Phú Lệ cho biết: Cây luồng phát triển nhanh, chỉ trồng 5 - 6 năm là cho thu hoạch. Lúc này mỗi khóm có từ 15 - 20 cây. Năm thứ 10, một khóm luồng có 30 - 40 cây. Một khóm tỉa 10 - 20 cây/năm. Giá một cây luồng bán tại vườn từ 15.000 - 20.000 đồng. Như vậy, một khóm luồng cho thu từ 200.000 - 400.000 đồng.
Thấy rõ tiềm năng về đất đai, lao động, khí hậu và thế mạnh của cây luồng trong cơ cấu kinh tế của địa phương, từ năm 2000, huyện Quan Hóa đã chú trọng đầu tư (vốn, kỹ thuật), khuyến khích người dân trồng luồng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được "tung" về xã, xóm hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc luồng, đồng thời mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng luồng cho nông dân. Đến nay, đã xây dựng vùng luồng hàng hóa tập trung, chất lượng với gần 25.000 ha. Các xã có diện tích luồng nhiều là: Hồi Xuân, Phú Lệ, Xuân Phú, Thanh Xuân, Phú Nghiêm, Nam Xuân.
Đi đôi với chiến lược phát triển vùng luồng nguyên liệu, huyện đã có nhiều quyết sách hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp, cơ sở hợp tác xã (HTX) đầu tư hoạt động ngành nghề chế biến lâm sản như: Tạo mặt bằng sạch, thông thoáng các thủ tục đầu tư, vay vốn, hỗ trợ lao động, đào tạo nghề, quảng bá sản phẩm...
Từ một huyện miền núi gần như "trắng" về công nghiệp, nay Quan Hóa đã có 26 doanh nghiệp, cơ sở HTX hành nghề chế biến lâm sản, chủ yếu từ cây luồng.
Ông Dương Ngọc Thắng, Chủ nhiệm HTX Xuân Dương, đóng trên địa bàn bản Khằm, xã Hồi Xuân, cho biết, HTX chuyên sản xuất đũa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và là đại lý cung cấp đũa cho các tỉnh phía Bắc. HTX có trên 170 lao động trực tiếp và giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động là người trồng luồng ở các xã: Phú Xuân, Nam Xuân, Nam Tín và Hồi Xuân. Hàng năm HTX thu mua 1.100 - 1.200 tấn luồng tươi, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/tháng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 3 - 4 triệu đồng/tháng. “Cùng với đầu tư cho sản xuất, HTX còn chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện, HTX đã xây 4 bể ngâm ủ, xử lý rác thải đũa tồn lại sau thu gom. Mới đây, HTX còn đầu tư xây mới 2 bể với dung tích trên 4000m3 để thu gom và sử lý nước thải”, ông Thắng nói.
Anh Hà Văn Thái, công nhân đứng máy cho biết, một tháng hai vợ chồng thu nhập trên dưới 6 triệu đồng. Có tháng do làm thêm giờ, thu nhập gần 10 triệu đồng. Đây là khoản tiền không nhỏ đối với gia đình nông thôn miền núi.
Hiện, trên địa bàn huyện Quan Hóa có 10 loại sản phẩm, trong đó 8 sản phẩm được chế biến từ cây luồng, như: Đũa tách, than tre luồng, nam bào, bột giấy, nan ván sàn, tăm mành... Những sản phẩm này đã có thị trường rộng, ổn định, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Phát triển vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ, chế biến là bước đi đúng, hiệu quả của Quan Hóa. Năm 2013, trong điều kiện suy thái kinh tế, nhưng các doanh nghiệp, HTX chế biến lâm sản ở Quan Hóa vẫn đạt tổng doanh thu trên 127,266 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Cây luồng đã, đang trở thành cây mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng ở huyện Quan Hóa và là "người bạn" đồng hành trong công cuộc xóa nghèo, vươn lên giàu có, no đủ của nhân dân các dân tộc miền Tây Thanh Hóa.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân