Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ bảy, 18/02/2023 - 10:08
(Thanh tra) - Qua kiểm toán về hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Hợp phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư xây dựng kênh chính bắc từ K10+760, hệ thống kênh cấp 1 trở xuống hồ Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã phát hiện nhiều vi phạm, đồng thời kiến nghị xử lý tài chính gần 37 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý gần 37 tỷ đồng tại dự án thủy lợi Krông Pách Thượng. Ảnh: TQ
Từ 2.900 tỷ đồng tăng lên 4.400 tỷ đồng là con số đội vốn từ công trình dự án thủy lợi Krông Pách Thượng, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đầu tư ở tỉnh Đắk Lắk vào năm 2009.
Dự án do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 8 (thuộc Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư công trình đầu mối và hệ thống kênh. Riêng UBND tỉnh Đắk Lắk chọn chủ đầu tư xử lý việc giải phóng mặt bằng (GPMB), đền bù và di dân tái định cư.
Thời gian thực hiện dự án trong vòng 5 năm, tính từ ngày khởi công xây dựng. Thế nhưng, đến nay đã bước sang năm thứ 14, dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động.
Dự án đã được Chính phủ gia hạn đến hết năm 2023. Tuy nhiên, việc tổ chức đền bù, GPMB và triển khai thi công đang còn nhiều ngổn ngang.
Không chỉ đội vốn, qua kiểm toán, KTNN đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác triển khai thực hiện công tác xây lắp công trình, đền bù, GPMB, di dời bố trí tái định cư cho người dân.
Báo cáo kiểm toán cho thấy, chủ đầu tư dự án điều chỉnh tăng 0,5% chi phí phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không đúng quy định với số tiền gần 16,7 tỷ đồng.
Công tác khảo sát, thiết kế chưa phù hợp với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án; hồ sơ thiết kế còn chưa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành thủy lợi.
Mời thầu trùng khối lượng; điều chỉnh hợp đồng xây dựng khi hết thời gian thực hiện hợp đồng; hồ sơ mời thầu không quy định mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng; hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với hồ sơ thiết kế.
Chủ đầu tư chưa tổ chức thí nghiệm công tác thi công Neoweb trước khi triển khai thi công đại trà cho toàn hệ thống kênh trong khi thực tế địa chất yếu, có nước ngầm dễ xảy ra hiện tượng sạt trượt và mất ổn định…
Đáng chú ý, tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh 2 lần (hoàn thành giai đoạn 1 hết năm 2023), thế nhưng, qua kiểm toán cho thấy, nhiều hạng mục khó có thể hoàn thành đúng tiến độ. Nguyên nhân do vướng GPMB, khâu khảo sát thiết kế còn nhiều sai sót phải điều chỉnh.
Diện tích đất tại vùng thực hiện dự án 2.860,2 ha chưa được UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng dự án. Hiện nay còn 383,02 ha rừng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng là chưa phù hợp theo quy định tại Điều 22, 23 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, khoản 2 Điều 19 Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Việc chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích 432,11 ha của toàn bộ dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên UBND tỉnh tách diện tích rừng tại khu tái định cư số 2 với diện tích 49,09 ha (do Ban Quản lý dự án tỉnh thực hiện điều tra rừng) để trình và đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Đặc biệt, diện tích rừng cần chuyển đổi đã giảm 324,55 ha nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, qua kiểm toán đã phát hiện nhiều sai sót: UBND tỉnh Đắk Lắk quy định việc hỗ trợ về đất không đủ điều kiện bồi thường với thời điểm sử dụng đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 trong đó có đất lấn, chiếm của các công ty lâm nghiệp là chưa có cơ sở pháp lý.
UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt giá đất cụ thể không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai, Mục 3 Chương II Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, Điều 29, 30, 31, 32 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
UBND tỉnh Đắk Lắk ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt đơn giá bồi thường đối với cây keo nhưng không xác định thời hạn ủy quyền kèm theo các điều kiện cụ thể…
Với những vi phạm, sai sót được chỉ ra qua công tác kiểm toán, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hỗ trợ đất không đủ điều kiện bồi thường đối với các trường hợp lấn, chiếm đất của các nông trường, lâm trường kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014; chuyển mục đích sử dụng rừng của toàn dự án.
Chỉ đạo thanh tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối với việc: Xác định thời điểm sử dụng đất tại các xã Cư Bông, Cư Yang huyện Ea Kar; Cư San, Krông Á huyện M’Drắk; Cư Pui huyện Krông Bông không đúng với các tài liệu về điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ.
Điều tra, phúc tra hiện trạng rừng phục vụ công tác chuyển mục đích sử dụng rừng còn sai sót trong xác định diện tích rừng trong và ngoài ranh giới dự án.
Bồi thường, hỗ trợ với số lượng, khối lượng, đơn giá của vật kiến trúc, cây trồng không phù hợp với biên bản kiểm đếm; hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân không đúng theo tỷ lệ diện tích thu hồi đất trên tổng diện tích đất; vận dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng không đúng phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND tại các phương án do Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) huyện M’Drắk thực hiện.
Đoàn kiểm toán đề nghị kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với việc: Trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại khu tái định cư số 2 với diện tích 49,09 trong tổng diện tích 432,11 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn sai sót tại Ban Quản lý dự án tỉnh, TTPTQĐ M’Drăk, TTPTQĐ Krông Bông với số tiền 247 triệu đồng.
Giảm diện tích rừng 324,55 ha tại dự án theo Thông báo số 24 ngày 21/02/2022 của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk…
KTNN kiến còn nghị xử lý gần 37 tỷ đồng, gồm: Thu hồi, giảm thanh toán trên 18,7 tỷ đồng; giảm giá trị trúng thầu trên 18,2 tỷ đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh