Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/02/2020 - 11:31
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ về tình hình thực tế đang diễn ra ở Lạng Sơn những ngày qua tại Hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch nCoV diễn ra chiều ngày 3/2.
"Các doanh nghiệp, hiệp hội hạn chế đưa xe lên Lạng Sơn thời điểm này, tìm giải pháp tiêu thụ khác trong nội địa, bởi có đưa lên cũng nằm chờ, tốn chi phí", ông Trưởng cho biết. Ảnh: LP
Theo ông Trưởng, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lạng Sơn và các tỉnh Trung Quốc đạt khoảng 4,750 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 2 tỷ USD. Tổng số có 186.272 xe xuất khẩu qua 12 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Riêng tháng 12, lượng xe thông quan qua các cửa khẩu của tỉnh là 12.600 xe (giảm so với cùng kỳ) do nguyên nhân dịch bệnh, kiểm soát xe cộ và truy xuất nguồn gốc.
Trước Tết nguyên đán Canh Tý, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường, đến ngày 28 Tết Canh Tý tại các cửa khẩu của Lạng Sơn đã xuất toàn bộ hàng, không còn xe nào tồn đọng. Tuy nhiên, từ ngày mùng 1 Tết, dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đóng 9 cặp chợ biên giới từ ngày 31/1 đến ngày 8/2, nếu dịch còn tiếp diễn phức tạp sẽ đóng kéo dài nên tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp khó khăn. Hiện vẫn còn 333 xe chở nông sản đang chờ thông quan, trong đó có 190 xe thanh long, trọng lượng trên 5,3 nghìn tấn.
Điều đáng nói, những ngày gần đây, hàng thanh long vẫn đang tiếp tục được đưa lên, riêng với thanh long, chúng tôi đã mở đường xuất khẩu riêng ở mốc hai bên Việt Nam - Trung Quốc vừa khánh thành, và đã xuất được 8.000 xe.
Ông Trưởng cho biết, trong buổi sáng ngày 3/2, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã trực tiếp hội đàm với Trung Quốc, ngày 3/2 thống nhất cho hàng hóa, phương tiện qua lại nhưng tại cửa khẩu Hữu Nghị có một đối tượng đưa tin, người Trung Quốc kéo nhau ùn ùn nhập cảnh vào Việt Nam, gây hoang mang nên Lạng Sơn đã yêu cầu gỡ bỏ, xử phạt hành chính 20 triệu đồng. "Có 80 khách đã thông quan, chúng tôi yêu cầu trả lại phía bạn, tạm thời chưa cho người nước ngoài vào Việt Nam, dừng toàn bộ xuất nhập khẩu, đóng cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở. Có 10 công dân Việt Nam nhập cảnh đã cách ly", ông Trưởng nhấn mạnh.
“Cũng trong sáng ngày 3/2, nếu phía bạn nhận 190 xe thanh long chúng tôi sẽ cho quay từ cửa khẩu Tân Thanh về Hữu Nghị, có cho qua thì cũng chỉ qua chợ chứ chưa có hợp đồng nên chúng tôi vẫn quyết định để ở Tân Thanh”, ông Trưởng cho biết.
Ông Trưởng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, hiệp hội hạn chế đưa xe lên Lạng Sơn thời điểm này, tìm giải pháp tiêu thụ khác trong nội địa, bởi có đưa lên cũng nằm chờ, tốn chi phí. “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo, các bến bãi chỉ thu phí ban đầu, còn những ngày còn lại không được phép thu bởi bà con đang rất vất vả, giá thanh long trước Tết 35 nghìn đồng/kg, nay chỉ còn 3 - 4 nghìn đồng/kg, dưa hấu còn 1 nghìn đồng/kg”, ông Trưởng nhấn mạnh.
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho thanh long
Còn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh cho biết, hiện nay, diện tích thanh long của Long An cho ra trái khoảng 9.587ha (trên tổng số 11.826ha) với sản lượng 320 nghìn tấn. Từ tháng 1 đến cuối tháng 2/2020, còn khoảng 30 nghìn tấn, trong đó 2 nghìn tấn đang tồn kho và cuối tháng 2/2020 thu hoạch 28 nghìn tấn.
Về sơ sở chế biến, thu mua, tỉnh Long An có 154 cơ sở và 100 cơ sở có kho lạnh, trung bình 50 tấn/kho, tương đương sức chứa từ 7 đến 8 nghìn tấn. Toàn tỉnh có 15 cơ sở có bán trực tiếp thanh long sang Trung Quốc; còn lại gia công, chế biến cho các kho của người Trung Quốc.
Về các cơ sở chế biến, có 6 cơ sở chế biến khô, 2 cơ sở chế biến nước trái cây. Hiện Nafood đã ký hợp đồng với các nông dân khoảng 1.000 tấn. Trên diện tích trồng có 9.587ha, có 120 cơ sở cấp mã kho và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tình hình thu mua thanh long của Long An chủ yếu là khách Trung Quốc. Giá thanh long chủ yếu do các thương lái của Trung Quốc quyết định. Tuy nhiên, hợp đồng với nông dân không chắc chắn nên thường xảy ra rủi ro, do bán qua thương lái. Thị trường chủ yếu bán qua Trung Quốc với 75%, còn 25% Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật…
Từ tháng 1 đến nay, có 2 doanh nghiệp có sức mua lớn là: Cy Hồng Thái Dương mua 30-40% sản lượng, đặt cọc 300 container với giá mua 40 – 50 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, đến nay, Cty này ngưng không mua, hứa hỗ trợ cho nông dân 4 nghìn đồng/kg. Doanh nghiệp thứ hai là Cty Phú Quý hủy 200 container, nhưng phát giá mua 5 nghìn đồng/kg. Một số Cty cũng đặt cọc giống như hai Cty trả nông dân 5 nghìn đồng/kg.
Trước tình hình tiêu thụ khó khăn, bà con nông dân đã chặt bỏ khi thanh long ra trái, gần chín nên thiệt hại rất lớn.
Để tháo gỡ khó khăn cho bà con, chính quyền tỉnh Long An cũng đã đi Trung Quốc tìm hiểu, xúc tiến xuất khẩu thanh long. Tuy nhiên, tình hình rất khó khăn. Do vậy, Long An đề xuất Cục Chế biến và Phát triển tiêu thụ nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ Công thương hỗ trợ xuất khẩu thanh long ở các cửa khẩu, kịp thời đàm phán, tháo gỡ khó khăn cho trái thanh long.
Đồng thời, hỗ trợ xuất khẩu trái thanh long xuất khẩu, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối lớn trong nội địa.
Đặc biệt, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kho lưu trữ ngủ đông, kéo dài thời gian lưu trữ, bảo quản thanh long, đồng thời mở rộng thị trường để tiêu thụ mặt hàng này.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân