Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Thắng
Thứ năm, 09/02/2023 - 22:47
(Thanh tra) - Ngày 09/02, tại Bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc tổ chức lễ khánh thành.
Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc được khởi công vào tháng 02/2022 với công suất 90.000 tấn/năm, bao gồm: Dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm; phân bón hữu cơ công suất 45.000 tấn/năm. Dự án có tổng diện tích 81.068 m². Tổng vốn đăng ký đầu tư 159,8 tỷ đồng.
Với dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công suất 45.000 tấn/năm, mỗi năm nhà máy tiêu thụ từ 70.000 đến 80.000 tấn rác thải, phụ phế phẩm của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản như vỏ cà phê, bã sắn, bùn bã mía đường và các phụ phẩm khác trong quá trình chăn nuôi, góp phần mang lại cả 2 lợi ích kinh tế và môi trường.
Ông Nguyễn Như Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phân bón Sông Lam Tây Bắc cho biết: “Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, hàng năm chúng tôi sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 45.000 tấn phân bón hữu cơ, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ - organic và 45.000 tấn phân bón vô cơ, tạo điều kiện cho người nông dân có thêm lựa chọn sử dụng phân bón đảm bảo chất lượng trong tình hình thị trường phân bón biến động như hiện nay. Song hành với hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng tôi đang phối hợp hỗ trợ người dân tiểu khu 18, thị trấn Hát Lót xây dựng tuyến đường dài 2,3 km, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 8,7 tỷ”.
Cũng theo ông Hùng, công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để kiểm soát công tác môi trường. Các nguồn thải của nhà máy sẽ được kiểm soát chặt chẽ và tái sử dụng cho công tác sản xuất phân bón, giảm thiểu tối đa về số lượng và kiểm soát chất lượng luôn đạt quy định cho phép trước khi thải ra môi trường. Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ bioway của Mỹ là hệ thống lên men cao nhiệt nhanh nhất và duy nhất trên thế giới tại thời điểm hiện nay. Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc là nhà máy thứ 2 sử dụng công nghệ bioway của Mỹ (sau nhà máy tại Sóc Trăng).
Với việc sử dụng công nghệ lên men siêu tốc, trong khoảng 6 giờ có thể cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đảm bảo hàm lượng hữu cơ cao, đầy đủ dinh dưỡng do đa dạng chủng vi sinh có ích, chất lượng vượt trội, ổn định, cây trồng dễ hấp thu, đặc biệt là diệt hết hạt cỏ dại và các tác nhân gây bệnh, mầm mống gây hại cho cây trồng.
Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 126 người lao động, trong đó, 92% là lao động tại địa phương thuộc thị trấn Hát Lót và các xã Mường Bon, Nà Bó… thuộc huyện Mai Sơn. Thu nhập bình quân của công nhân toàn công ty đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La đề nghị Công ty Phân bón Sông Lam Tây Bắc sau khi đi vào hoạt động, cần chuyên tâm tạo giá trị cộng đồng, lấy khoa học công nghệ làm nền tảng, nghiên cứu, cải tiến, sản xuất phân bón, hướng dẫn sử dụng phân bón trên từng loại đất, cho từng cây trồng để người nông dân hiểu rõ hơn.
Ông Đông cũng yêu cầu công ty nghiên cứu đa dạng hoá nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác chuyển đổi số doanh nghiệp theo định hướng kế hoạch của Chính phủ và các bộ, ban, ngành. Tích cực đổi mới sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng hệ thống để gia tăng giá trị.
Với mục tiêu là hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới, Công ty phân bón Sông Lam Tây Bắc tiếp tục đầu tư và cải thiện các dây chuyền sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, cùng với Đảng bộ và chính quyền địa phương tạo nên bước đột phá mới trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La và các tỉnh lân cận.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vừa qua, tại Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức Hội nghị doanh nghiệp thường niên 2024. ABBANK vinh dự được vinh danh trong Top 10 Công ty đại chúng quy mô lớn trên UPCoM thực hiện tốt công tác quản trị, công bố thông tin, minh bạch giai đoạn 2023-2024.
(Thanh tra) - Tính hết năm 2024, xuất khẩu dệt may có thể đạt từ 43,4 - 43,5 tỷ USD, tăng trưởng 2 con số. Đây cũng là kết quả nổi bật của ngành dệt may Việt Nam khi đặt trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí là sụt giảm.
T.Vân
10:34 26/12/2024Mai Lê
08:14 26/12/2024Cảnh Nhật
18:56 25/12/2024P.V
08:32 25/12/2024Minh Tân
22:28 24/12/2024Kim Thành
Trần Quý
Nhật Huyền
Vũ Linh
Trần Quý
TC
TC
Lê Hiếu
Thái Hải
Thanh Chương
Đông Hà