Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/07/2018 - 13:53
(Thanh tra) - Đến nay, đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với khoảng 26.000 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký trên 326 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 180 tỷ USD…
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư
Sáng 4/7, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Liên kết doanh nghiệp trong nước và nước ngoài - hợp tác hướng tới lợi ích chung”.
Chương trình nghị sự của diễn đàn gồm có 3 phiên thảo luận, với các báo cáo tập trung vào nhóm các vấn đề như: Tiến tới chuỗi giá trị; giải quyết những thách thức về công nghệ và phát triển nguồn lực tài chính phục vụ tăng trưởng bền vững.
Nhấn mạnh 2018 là năm kỷ niệm 30 năm thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã ngày càng trưởng thành, lớn lên cùng đất nước, đông thêm về số lượng, mạnh lên về tiềm lực và là động lực quan trọng góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua liên tục tăng trưởng ở mức cao.
GDP năm 2017 đạt 220 tỷ USD tăng gấp 8 lần so với năm 1997. Việt Nam phấn đấu đến 2020, GDP đạt khoảng 300 tỷ USD.
“Có được những thành tựu trên không thể không nhắc đến sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp FDI. Đến nay, đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với khoảng 26.000 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 326 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 180 tỷ USD”, Bộ trưởng cho biết.
Đưa ra những con số cụ thể, theo ông Nguyễn Chí Dũng, khu vực FDI đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 20% GDP, trong đó 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 3,6 triệu lao động trực tiếp và cho 5-6 triệu lao động gián tiếp.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có những hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, thông qua việc tiếp cận công nghệ tiên tiến và chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp, phát triển kỹ năng của lực lượng lao động, cũng như tạo ra nhiều việc làm trong các lĩnh vực của nền kinh tế…
“Tuy nhiên, sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như kỳ vọng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp”, ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, để tăng cường sự liên kết, các doanh nghiệp nước ngoài cần chủ động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị.
Doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đổi mới tư duy quản lý theo hướng hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và trình độ lao động, tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.
Khẳng định sự đồng hành cùng với doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, cần có các biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài một cách hiệu quả và dễ tiếp cận.
Trước đó, tại buổi họp báo trước thềm VBF giữa kỳ 2018 chiều qua (3/7), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, sau 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tính lan toả, liên kết, cũng như chất lượng vốn ngoại vào Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng. Vì lẽ đó, một lần nữa VBF giữa kỳ 2018 lại chọn chủ đề này để thảo luận.
"Chưa có sự thu hẹp đáng kể khoảng cách tốc độ giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong nền kinh tế", ông Lộc nói và dẫn chứng câu chuyện tìm, lựa chọn nhà cung ứng của Samsung Việt Nam.
Theo ông Lộc, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tại Thái Nguyên diễn ra cuối tuần trước, Samsung thông báo việc sắp tới sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp nước ngoài cung ứng của tập đoàn vào Việt Nam. Điều này, có thể giúp Thái Nguyên có thêm được dòng vốn ngoại, song xét ở khía cạnh phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước thì lại là nỗi buồn của doanh nghiệp nội.
"Đây là nỗi buồn của nền kinh tế bởi tại sao không phải 200 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của Samsung mà lại lại doanh nghiệp ngoại? Câu hỏi này cứ dằn vặt tôi mãi", ông bày tỏ.
Chủ tịch VCCI cho rằng, để thúc đẩy sự liên kết giữa hai khu vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế phải có ngay giải pháp để doanh nghiệp trong nước lớn lên, vươn lên trở thành nhà cung ứng cho Samsung cũng như các doanh nghiệp FDI khác đang có cơ sở đầu tư tại Việt Nam.
Một trong số giải pháp được ông Lộc đề nghị là, cần thiết kế mô hình hợp tác để doanh nghiệp nội địa trở thành chuỗi cung ứng mẫu tại Việt Nam. Đó sẽ là chương trình trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia nhận đầu tư trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
“Có thể bắt đầu bằng những ngành hàng cụ thể, từ đó sẽ lựa chọn đối tượng tiềm năng để kết nối với doanh nghiệp FDI. Việc cắm rễ thông qua những doanh nghiệp trong nước là cách thức phát triển bền vững nhất”, ông Lộc khẳng định.
Đề xuất này của VCCI nhận được sự hưởng ứng từ đại diện Eurocham. “Chúng tôi sẵn sàng tham gia sự hỗ trợ này để có được sự kết nối tốt hơn giữa doanh nghiệp FDI và trong nước”, ông Tomaso chia sẻ.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân