Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 29/12/2013 - 10:17
(Thanh tra) - Với kinh nghiệm 10 năm tổ chức Chương trình bán hàng bình ổn giá thị trường, năm nay, TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị một số lượng lớn hàng hóa và mạng lưới phục vụ hùng hậu đủ sức kiểm soát thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Hàng Việt vào Tết đã lấy lại được sân nhà.
Tính đến nay, tổng số điểm bán hàng bình ổn thị trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã đạt 7.579 điểm, tăng 646 điểm bán so với 6 tháng trước. Chương trình Lương thực - Thực phẩm hiện có 3.281 điểm bán, tăng 219 điểm, trong đó có 811 điểm bán tại các quận ven, huyện ngoại thành và 11 điểm tại 9 KCX - KCN và thực hiện gần 800 chuyến bán hàng lưu động từ nay đến Tết.
Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh Lê Ngọc Đào cho biết, ba năm gần đây, Chương trình bình ổn thị trường của thành phố được thực hiện xuyên suốt quanh năm, hệ thống điểm bán là siêu thị, cửa hàng tiện lợi ngày càng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng.
Nói về thị trường Tết Giáp Ngọ 2014, Bà Đào cho biết, hàng hóa phục vụ năm nay sẽ rất dồi dào, phong phú về chủng loại, giá cả ổn định. Tổng giá trị hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường là 4.901 tỷ đồng, tăng 1.879 tỷ đồng (62,17%) so với Tết năm rồi. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết Giáp Ngọ (từ 01/01/2014 đến 31/01/2014) lượng hàng bình ổn chuẩn bị là 2.450,5 tỷ đồng.
Năm nay, nhìn chung các doanh nghiệp (DN) chuẩn bị hàng hóa kinh doanh mùa Tết không sôi động như nhiều năm trước, nhưng các DN tham gia Chương trình bình ổn thị trường thuộc lĩnh vực lương thực, thực phẩm đã chuẩn bị hàng hóa dồi dào từ cuối tháng 10 và khả năng cung ứng của DN tăng bình quân 114% so với kế hoạch được giao, lượng hàng tăng khoảng 69% so với kết quả thực hiện Tết 2013. Trong đó, nhiều mặt hàng đủ khả năng chi phối từ 30 - 60% nhu cầu thị trường như dầu ăn (61,5%), đường (75,4%), thịt gia cầm (66%), trứng gia cầm (47,8%), thực phẩm chế biến (64,7%)...
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân nói, Ba Huân hiện cung ứng cho thị trường thành phố trên 300.000 quả trứng gà/ngày, dự kiến năm 2014 sẽ nâng mức cung ứng này lên 500.000 quả trứng gà/ngày, sau khi một số trại nuôi mới của công ty đưa vào hoạt động.
Đại diện Công ty TNHH Phạm Tôn cho biết, để phục vụ mùa kinh doanh Tết, công ty đã phát triển tổng đàn gia cầm lên 600.000 con, tăng 25% so với cùng kỳ. Phạm Tôn còn phục vụ 3.000 tấn/tháng (tăng 50% so với tháng thường) lượng gà ta và gà thả vườn.
Các DN như Saigon Co.op, Vissan, Satra, Thỏ Việt cũng cho biết, sẽ tham gia thị trường Tết Giáp Ngọ với sản lượng hàng hóa tăng từ 10 - 30% so với năm ngoái và tăng khoảng 50% so với tháng thường.
Thay vì như thông lệ cứ đến Tết giá hàng hóa lại tăng “chóng mặt”, năm nay các DN dự báo sức mua trong dịp Tết sẽ chỉ tăng khoảng 20 - 30% so với năm ngoái, riêng giá các mặt hàng thiết yếu chỉ tăng từ 10 - 20% so với ngày thường do có sự nỗ lực tham gia mạnh từ các hoạt động bình ổn này.
Để có nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài các DN tại TP. Hồ Chí Minh, các DN thuộc các tỉnh đóng vai trò quan trọng khi cung cấp 60 -70% lượng hàng nông sản thực phẩm cho thị trường thành phố trong dịp Tết này.
Theo đánh giá của Bà Lê Ngọc Đào, để đảm bảo cung cầu hàng hóa cho thị trường thành phố, ngành Công thương đã cùng với các tỉnh thành bạn tăng cường khả năng hợp tác trong hoạt động sản xuất, thu mua, phân phối, kiểm soát nguồn hàng hóa (tập trung vào sản phẩm rau củ quả, hoa, thủy hải sản và thịt gia súc, gia cầm) cung ứng từ các tỉnh, thành. Để có được nguồn hàng dồi dào, số lượng ổn định, chất lượng bảo đảm, nhiều hợp đồng cung cầu, đầu tư vào sản xuất giữa TP. Hồ Chí Minh và 20 tỉnh, thành miền Đông và miền Tây Nam bộ đã được thực hiện trong nhiều năm qua.
Cụ thể, Satra hiện đã triển khai 7 dự án tập trung phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, phát triển nguồn nguyên liệu; Vissan triển khai 5 dự án chăn nuôi với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng và tiêu thụ sản phẩm gần 2.400 tỷ đồng/năm. Tổng Công ty Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh cung ứng con giống cho 13 tỉnh, thành miền Tây và một số tỉnh miền Đông, đầu tư xây dựng và hiện đang xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu tại Long An với tổng vốn đầu tư 192 tỷ đồng. Saigon Co.op đang triển khai 5 dự án phát triển hệ thống phân phối, liên kết sản xuất, ứng vốn khoảng 900 tỷ đồng và tiêu thụ sản phẩm của các địa phương khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc triển khai thực hiện chương trình hợp tác thương mại với các tỉnh thành không chỉ tạo điều kiện cho DN TP. Hồ Chí Minh tạo nguồn hàng ổn định, phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thị trường bán lẻ, thúc đẩy phát triển kênh phân phối hiện đại, mà còn giúp các DN các tỉnh thành nâng cao năng lực sản xuất và ổn định đầu ra cho hàng hóa.
“Với sự chuẩn bị của các DN, người tiêu dùng sẽ được mua sắm Tết đủ loại hàng, hàng có chất lượng, giá cả phù hợp và chắc chắn hàng bình ổn sẽ đủ lực để bình ổn thị trường, không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá trong những ngày mua sắm cao điểm”, bà Nguyễn Thị Hồng đánh giá.
Vĩnh Bảo
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà