Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ ba, 14/09/2021 - 14:18
(Thanh tra) - Sau 7 năm (2013-2020) triển khai chương trình công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa, nhiều dự án giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao và thông tin truyền thông được đầu tư đồng bộ, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở các địa phương miền núi.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa, huyện vùng cao Quan Hóa được đổi thay nhanh chóng. Ảnh: Đỗ Lưu
Hoàn thành 15/15 tuyến đường đến trung tâm xã
Sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (khóa XVIII) ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 4/11/2013 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt quán triệt, triển khai Nghị quyết.
Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện miền núi xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết.
Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện miền núi đã chỉ đạo quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, trong 7 năm, từ năm 2013-2020, nhờ sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực miền núi đạt trên 80 nghìn tỷ đồng, bình quân 11,4 nghìn tỷ đồng/năm, đã thực hiện đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực miền núi, tạo sự lan tỏa nhanh.
Về phát triển các công trình giao thông, đến nay đã hoàn thành 15/15 tuyến đường đến trung tâm xã chưa có đường ô tô theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A với tổng chiều dài 240 km; hoàn thành 164/190 km tuyến chính, 140/158 km tuyến nhánh (dự án nối các huyện Tây Thanh Hóa); hoàn thành nâng cấp Quốc lộ 47 đoạn Bát Mọt - Cửa khẩu Khẹo dài 23 km đạt tiêu chuẩn đường cấp V; hoàn thành đầu tư nâng cấp Quốc lộ 217 từ Đò Lèn - Cửa khẩu Na Mèo dài 194 km với quy mô đường cấp IV miền núi; hoàn thành 22/22 cầu treo trên địa bàn các huyện miền núi (thuộc Đề án 186 cầu treo dân sinh của Bộ Giao thông Vận tải); hoàn thành 24/24 cầu dân sinh các xã nghèo khu vực miền núi (dự án LRAMP); nâng cấp quản lý 377,5 km đường tỉnh thành tuyến quốc lộ; nâng cấp quản lý 239,8 km đường huyện thành đường tỉnh; đầu tư và nâng cấp, cải tạo hoàn thành, đưa vào sử dụng gần 865 km các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; đầu tư mới 304 km, cứng hoá trên 1.000 km đường dân sinh; xây dựng được 225 công trình thoát nước...
Từ những chương trình, dự án này đã góp phần đưa tỷ lệ xã có đường giao thông đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa đạt 100%, tỷ lệ thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa 92%, tỷ lệ đường giao thông thôn, bản được nhựa hóa, bê tông hóa 52,2%, tạo điều kiện kết nối giao thông giữa các địa phương trong khu vực với các vùng lân cận, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các huyện.
Hệ thống giao thông đường thủy nội địa khu vực miền núi từng bước phát triển trên lòng hồ Bến En (36 km), lòng hồ Cửa Đạt (43 km), trên sông Bưởi... bảo đảm cho phát triển các loại hình vận tải đường thủy vừa và nhỏ, phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch trong vùng.
100% các xã thuộc khu vực miền núi có điện lưới quốc gia
Hệ thống thủy lợi ở các huyện miền núi Thanh Hóa cũng được quan tâm đầu tư, phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi quan trọng, như hồ Vụng Vả, huyện Cẩm Thủy; hồ Rẫy Cồ, hồ Khe Thoong, huyện Như Thanh; đập mương Bù Đàn, Hón Đang, huyện Lang Chánh; đập Na Tao, huyện Mường Lát; nâng cấp trên 100 công trình hồ đập, xây dựng kiên cố hóa 1.740 km kênh mương, đạt 45% tổng chiều dài kênh mương của 11 huyện miền núi; đầu tư 165 công trình thủy lợi nhỏ đáp ứng 75% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích trồng cây hàng năm.
Về phát triển mạng lưới cấp nước sinh hoạt, cấp điện, đã đầu tư xây dựng mới được hơn 110 công trình nước sinh hoạt tập trung; đầu tư hoàn thành được trên 17.000 công trình cấp nước sinh hoạt phân tán từ nguồn ngân sách nhà nước, ODA, tín dụng ưu đãi và đóng góp của nhân dân cho đầu tư hạ tầng cấp nước sinh hoạt trên địa bàn, cải thiện chất lượng nước sinh hoạt cho khoảng trên 18.000 hộ nghèo; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt khoảng 15% (chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị tứ ở trung tâm các huyện miền núi) góp phần giảm thiểu bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hệ thống lưới điện nông thôn của 11 huyện miền núi được đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng bằng nhiều nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn Chương trình 135, Chương trình 30a, vốn Ngân hàng Thế giới (WB)… Đến nay, 100% các xã thuộc khu vực miền núi đều có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới đạt 99,8%; còn 2.448 hộ dân của 38 thôn, bản trên địa bàn 7 huyện chưa có điện lưới quốc gia, các thôn, bản này đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đối với đầu tư xây dựng hạ tầng y tế, giáo dục,văn hóa thể thao và thông tin truyền thông, đến nay 11/11 Bệnh viện Đa khoa huyện được đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế từ cơ bản đến hiện đại, đáp ứng phần lớn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; 11/11 trung tâm y tế huyện được đầu tư xây mới; 100% trạm y tế xã, y tế thôn, bản thuộc huyện miền núi được hỗ trợ trang thiết bị y tế; có 120/175 trạm y tế xã được cải tạo, xây mới; tỷ lệ trạm y tế xã được xây dựng kiên cố đạt 81,1%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 88,6%.
Khu vực các huyện miền núi có tổng số 672 trường, trong đó mầm non 204 trường, số trường đạt chuẩn quốc gia 122 trường, tiểu học 216 trường, số trường đạt chuẩn quốc gia 141 trường; THCS (tính cả THCS-DTNT) 214 trường, số trường đạt chuẩn quốc gia 119 trường; THPT 28 trường (tính cả 2 trường THPT, DTNT), số trường đạt chuẩn quốc gia 9 trường; Trung tâm GDNN-GDTX 11 trung tâm. Cơ sở vật chất trường lớp, giai đoạn 2014 đến nay đã đầu tư hơn 371 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất cho các cấp học, bậc học.
Ngoài ra, hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới với công nghệ hiện đại có độ bao phủ rộng, tốc độ cao, đồng bộ với cơ sở hạ tầng trên toàn tỉnh. Hiện nay, 100% trung tâm các xã có mạng truyền dẫn cáp quang; 100% trung tâm các xã được phủ sóng thông tin di động.
Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình đạt 98%; tỷ lệ nghe đài phát thanh đạt 95%; mật độ điện thoại cố định năm 2020 ước đạt 69,9 máy/100 dân; mật độ thuê bao internet ước đạt 35,8 thuê bao/100 dân. Giai đoạn 2014 - 2020 đầu tư mới và nâng cấp 124 đài truyền thanh cho 124 xã trên địa bàn 11 huyện miền núi; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã với 217 điểm phục vụ; có 148 trạm chuyển mạng cố định, 100% trung tâm các xã có mạng truyền dẫn quang; 100% trung tâm các xã và hầu hết các thôn, bản được phủ sóng thông tin di động.
Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành của các cơ quan gắn với công tác cải cách hành chính trên địa bàn các huyện miền núi được đẩy mạnh. Giai đoạn 2014 - 2020, có 8/11 huyện miền núi được đầu tư, bổ sung, nâng cấp hệ thống mạng công nghệ thông tin; 11/11 huyện được đầu tư nâng cấp và xây dựng phần mềm một cửa và cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện; 11/11 huyện được đầu tư phòng họp giao ban trực tuyến; 100% UBND cấp xã được triển khai cài đặt, hướng dẫn, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ văn bản và 100% UBND cấp huyện được cấp chứng thư số cơ quan...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh