Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giấc mơ “biến Việt Nam thành cường quốc du lịch” của một doanh nghiệp Việt

Thứ hai, 20/08/2018 - 13:43

(Thanh tra) - “Sở hữu 3.000km đường bờ biển đẹp tinh khôi, là một trong những nước ở top đầu về tài nguyên du lịch và thiên nhiên, song du lịch Việt Nam lại không có tên trên bản đồ du lịch thế giới”. Sự “bất công” đó chính là lý do thôi thúc một doanh nghiệp đã thành danh ở nước ngoài, trở về Việt Nam để được góp sức tìm lại “công bằng” cho du lịch nước nhà.

InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

Tiềm năng mạnh, nhưng năng lực cạnh tranh yếu

“Cách đây 16-17 năm, tôi và các đồng nghiệp của mình đã bỏ tiền mua tour tới một hòn đảo ở Địa Trung Hải. Mặc dù mua tour gói đắt tiền, nhưng những gì mà họ được thụ hưởng không xứng với số tiền đã bỏ ra: cơ sở vật chất tệ, muốn xuống bãi biển phải qua một đường hầm, bãi biển nhiều đá và không đẹp…

Trong khi đó, Việt Nam có 3.000km đường bờ biển đẹp tinh khôi, là một trong những nước ở top đầu về tài nguyên du lịch và thiên nhiên, song lại không có tên trên bản đồ du lịch thế giới. Phải chăng chúng ta chưa có cách quảng bá đúng cũng như sự đầu tư cơ sở hạ tầng chưa xứng tầm?”.

Câu chuyện mà CEO của Tập đoàn Sun Group, ông Đặng Minh Trường chia sẻ tại cuộc Tọa đàm Xây dựng tương lai bền vững cho du lịch Việt Nam (Diễn đàn Kinh doanh Forbes 2018) lật lại một vấn đề chưa bao giờ cũ của ngành du lịch nước nhà: Chúng ta giàu tài nguyên, nhưng năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực châu Á thôi cũng vẫn còn thua kém.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 dù đã ghi nhận một sự tăng trưởng ấn tượng của du lịch Việt Nam khi thăng hạng lên thứ 67/136 quốc gia được đánh giá, nhưng một số chỉ số như chất lượng hạ tầng du lịch vẫn chỉ xếp hạng 113/136.

Hạ tầng du lịch yếu khiến Việt Nam không trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách hạng sang - đối tượng có tiềm năng lưu trú dài ngày và chi tiêu nhiều hơn. Cơ sở vật chất nghèo nàn, vui chơi giải trí cách đây 5-7 năm gần như chưa có gì cũng là lý do khiến du khách thấy điểm đến Việt Nam nhàm tẻ. Chỉ trông chờ vào thiên nhiên tươi đẹp thôi, Việt Nam không thể trở thành một cường quốc du lịch.

Cầu Vàng tại khu du lịch Bà Nà Hills

Tìm “sự công bằng” cho du lịch Việt Nam

Trăn trở trước câu hỏi sau chuyến đi đó, Sun Group đã chọn cách “về quê”, dù lúc đó, sự nghiệp của Tập đoàn tại Ukraine đang phát triển, với khát khao cháy bỏng là “biến Việt Nam trở thành một cường quốc du lịch” như CEO Sun Group chia sẻ tại cuộc tọa đàm.

Chọn du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí làm lĩnh vực đầu tư chiến lược, “Sun Group đã xác định tạo phải ra những sản phẩm du lịch đạt đủ 4 tiêu chí: quy mô xứng tầm, cảnh quan - kiến trúc khác biệt, dịch vụ chất lượng, trải nghiệm đẳng cấp”, ông Trường chia sẻ.

Và hơn 10 năm qua, kể từ năm 2007, bằng nỗ lực không mệt mỏi của mình, Sun Group đã tạo nên nhiều dấu ấn cho du lịch Việt Nam.

Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam có khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới. Giải thưởng cao quý này được World Travel Awards trao tặng cho InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Bốn năm sau, vẫn là khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn Sun Group được vinh danh, tại hạng mục giải thưởng quan trọng nhất này. Kỷ lục đó thậm chí khiến chính người sáng lập ra World Travel Awards, ông Graham Cooke, phải kinh ngạc và cho đến giờ, chưa có khu nghỉ dưỡng nào soán ngôi InterContinental Danang.

Khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay của Sun Group chỉ một năm sau khi đi vào hoạt động tại Nam Phú Quốc, đã lập tức chinh phục các chuyên gia du lịch khắp thế giới, để ẵm giải thưởng Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới 2017. 

Thậm chí, khi Việt Nam chưa hề nghĩ đến việc xây dựng một thương hiệu nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế, thì Sun Group đã và đang hợp tác thành công với Tập đoàn AccorHotels hàng đầu thế giới, để xây dựng một thương hiệu Premier Village và nhân rộng cái tên này khắp các địa danh du lịch giàu tiềm năng của Việt Nam. Trong con mắt của du khách quốc tế, vị thế của du lịch Việt Nam đã thực sự thay đổi.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay

Liên tục những công trình cáp treo của Sun Group được Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness World Records cấp chứng nhận: Cáp treo dài nhất thế giới (Cáp treo Hoàng Tử tại Hòn Thơm- Phú Quốc) Cabin cáp treo có sức chứa lớn nhất thế giới (230 khách- Cáp treo Nữ hoàng tại Hạ Long), Cáp treo có độ chênh giữa Ga đi và Ga đến lớn nhất thế giới (Cáp treo Fansipan- Sa Pa)… cũng  đã chứng tỏ người Việt Nam có thể làm được những điều mà thế giới nghĩ không thể làm được. Cách làm du lịch chỉ trông chờ vào thiên nhiên cũng không còn là định kiến mà thế giới gán cho Việt Nam nữa. 

Thậm chí, mới đây nhất, Cầu Vàng tại khu du lịch Bà Nà Hills của Tập đoàn này đã tạo nên một cơn bão trên truyền thông quốc tế, khi đồng loạt xuất hiện và được ca tụng trên các hãng tin danh giá nhất thế giới như BBC, CNN, AFP, National Geographic, The Guardian, Archdaily… Lọt top những cây cầu đi bộ ấn tượng nhất thế giới, được ngợi ca như một tuyệt phẩm kiến trúc… “Cơn sốt du lịch Cầu Vàng” đến giờ cũng chưa hạ nhiệt, khi cứ 3 du khách quốc tế tới Đà Nẵng thì 2 người yêu cầu được check-in cây cầu đặc biệt này.

Giải mã sự thành công của Sun Group trong lĩnh vực du lịch, nhiều người nói họ “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nhưng trong mắt các chuyên gia du lịch quốc tế, cách làm bài bản, coi niềm tự hào dân tộc là mục tiêu phấn đấu lại là “nước cờ hay” của những doanh nghiệp lấy phát triển bền vững làm thước đo cho sự sống còn của mình./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm