Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ hai, 29/05/2023 - 11:25
(Thanh tra) - Giá lương thực, thực phẩm, giá điện, nước sinh hoạt tăng, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước đó.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng nhẹ. Ảnh: Nguyễn Điểm
Lạm phát cơ bản trong nước thấp nhất 7 tháng
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/5, so với cùng kỳ năm trước, CPI đã tăng 2,43%. Lạm phát cơ bản của tháng 5 ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, ở mức 4,54%.
CPI các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Trong đó, CPI tháng 1/2023 tăng cao nhất với 4,89%, tháng 2/2023 tăng 4,31%, tháng 3/2023 tăng 3,35%, tháng 4/2023 tăng 2,81% và đến tháng 5/2023 mức tăng còn 2,43%.
Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 8,94% trong tháng 5/2023.
Tính bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022.
Điều gì khiến CPI tăng?
Các yếu tố làm tăng CPI trong 5 tháng đầu năm 2023 gồm chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước, do một số địa phương đã tăng học phí trở lại từ tháng 9/2022 sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022 để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch, tác động làm CPI tăng 0,52 điểm phần trăm.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,62% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 1,25 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.
Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,03% do dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng, tác động làm CPI tăng 0,18 điểm phần trăm.
Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 3,8%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp lễ, Tết, tác động làm CPI tăng 0,81 điểm phần trăm.
Giá điện sinh hoạt tăng 2,59% do nhu cầu sử dụng điện tăng, tác động làm CPI tăng 0,09 điểm phần trăm. Giá gạo trong nước tăng 2,37% theo giá gạo xuất khẩu, tác động làm CPI tăng 0,06 điểm phần trăm.
Bên cạnh các yếu tố khiến CPI tăng, còn các yếu tố làm giảm CPI trong 5 tháng đầu năm 2023 gồm: Giá xăng dầu trong nước giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,55%.
Giá gas trong nước giảm 8,51% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm 0,12 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,32% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm.
Trong tháng 5/2023, chỉ số giá vàng tăng 1,02%. Theo đó, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.
Tính đến ngày 25/5/2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.005,44 USD/ounce, tăng 0,06% so với tháng 4/2023 do lo ngại về những bất ổn của hệ thống tài chính và dấu hiệu suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, giá vàng thế giới tăng mạnh sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 3/5/2023, tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm đưa lên mức từ 5-5,25%, cao nhất kể từ mùa hè năm 2007.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5/2023 tăng 1,02% so với tháng trước; tăng 3,97% so với tháng 12/2022; tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 0,62%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2,527 triệu tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6%).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 26,81 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền