Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự án đường hai ngàn tỷ ở Gia Lai gặp khó

Vũ Linh - Nam Phong

Thứ tư, 08/11/2023 - 08:21

(Thanh tra) - Dự án (DA) xây dựng đường và khu tái định cư Nguyễn Văn Linh ở TP Pleiku, Gia Lai có tổng mức đầu tư 2.160 tỷ đồng. Tình trạng thiếu đất đắp nền đang đẩy DA ngàn tỷ này vào thế thi công cầm chừng.

Dự án đường ngàn tỷ Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Nam Phong

Người dân đồng tình di dời!

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, DA đường Nguyễn Văn Linh ở TP Pleiku, Gia Lai đang phải tạm dừng thi công để chờ cơ quan chức năng hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng. DA dù dài 2,7km nhưng phải thu hồi hơn hơn 39 ha đất của 778 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức; tổng số căn nhà phải giải tỏa là 414 căn.

DA đường Nguyễn Văn Linh có 2 hạng mục riêng biệt. Phần đầu tư xây dựng công trình có mức đầu tư 260 tỷ đồng; phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh và Khu hạ tầng kỹ thuật tái định cư là 1.900 tỷ đồng (523 lô tái định cư). Tổng kinh phí toàn DA là hơn 2.160 tỷ đồng, do UBND TP Pleiku làm chủ đầu tư.

Đây là DA có ý nghĩa quan trọng khi đáp ứng nhu cầu giao thông, chỉnh trang đô thị và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, với quy mô, tầm vóc như vậy nhưng DA mới thi công được 200m mặt đường (giáp đường Trường Chinh) đã phải tạm dừng. Lý do, DA này cần khoảng 700.000 m3 đất đắp.

Trên trục đường DA đi qua, hàng chục căn nhà cấp 4 xập xệ, xuống cấp, xung quanh đầy cỏ dại nằm án ngữ. Đây là những căn nhà trong diện di dời, chờ ngày giải tỏa. Người dân bày tỏ, họ nóng lòng di dời sang nơi ở mới vì nơi cũ đã quá ẩm thấp, tối tăm. Các hộ dân nhiều năm ở trong căn nhà vài chục m2 cảm thấy ngột ngạt, bức bối... Chưa kể, những con đường hẻm, đất đá lổm nhổm tự phát khiến người dân đi lại rất khó khăn, hai bên đầy ao tù, nước đọng.

Anh Trần Hoài Thanh (39 tuổi), trú tổ 7, phường Trà Bá, TP Pleiku cho biết, đã nhận đất ở khu tái định cư, chờ ngày sang nơi ở mới. “Đa số người dân có nhà nằm trên DA đường Nguyễn Văn Linh đều thống nhất di dời. Bởi nơi cũ quá ẩm thấp, sang nơi mới khang trang, sạch sẽ hơn nhiều”, anh Thanh nói.

DA ngàn tỷ thiếu đất đắp!

DA ngàn tỷ đường Nguyễn Văn Linh đang gặp khó khi phải cần 700.000 m3 đất đắp. Ông Hoàng Minh Nghĩa, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng (BQL ĐT-XD) TP Pleiku cho biết, DA gặp vướng khi thiếu mỏ đất. TP cần đến 13 mỏ đất để phục vụ các DA.

Theo ông Nghĩa, đất để đắp vào nền đường Nguyễn Văn Linh, thiếu khoảng 200.000m3; ở khu hạ tầng, lượng đất đắp toàn bộ ở khu giải tỏa cần thêm 500.000m3, tổng 700.000 m3.  Cũng theo ông Nghĩa, 13 mỏ đất dự kiến để cấp thủ tục, trước đó ban đã chủ động đi tìm, thỏa thuận với người dân có đất, thủ tục cũng đã được Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) Gia Lai thống nhất đồng ý. Tuy nhiên, vì vướng luật nên mỏ đất chưa thể cấp phép.

Để gỡ vướng cho DA Nguyễn Văn Linh, BQL ĐT-XD TP Pleiku đã đàm phán “xin” được 100.000 m3 đất tại mỏ đá Hưng Cường (xã Hnol, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Đây là lượng đất tầng phủ, nằm bên trên cách 3m khi khoan xuống lấy đá, BQL lấy lượng đất này để về đắp vào DA. “Chúng tôi đã xin hơn 100.000m3, số đất này giải quyết được cơ bản nửa con đường Nguyễn Văn Linh”, ông Nghĩa nói.

Theo lãnh đạo một sở của tỉnh Gia Lai cho biết, đất san lấp được đưa vào loại vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường quy định tại Luật Khoáng sản. Đã là VLXD thì phải quy hoạch mỏ, thực hiện theo Luật Khoáng sản, rồi đấu giá, cấp phép đánh giá tác động môi trường… quy trình mất cả năm trời.

Hiện tại, Sở TN&MT Gia Lai đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình UBND tỉnh Gia Lai cập nhật các mỏ đất đắp vào quy hoạch sử dụng đất. Gia Lai ở khu vực đồi núi, người dân có nhu cầu cải tạo đất có thể chuyển đất dư thừa đến một vị trí nào đó để san lấp; trường hợp đất phù hợp với mục đích đất san lấp thì chủ đầu tư thi công các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thể liên hệ với UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã để thống nhất vị trí đổ đất.

“Tuy nhiên, hiện trạng đất sau cải tạo của người dân thì cũng không bao nhiêu nhưng đủ kéo dài đến hết năm 2023. Qua năm 2024, quy hoạch sử dụng đất đã có, thì các mỏ đất san lấp dễ dàng phục vụ cho các DA”, lãnh đạo một sở của Gia Lai cho biết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024
Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm