Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/02/2017 - 08:54
(Thanh tra)- Chợ đầu mối (CĐM) vùng mà Hà Nội đang đề xuất xây dựng hàng trăm triệu USD được ví như “phao” điều hòa cung cầu - chất “kích thích” để hàng hóa phát triển sẽ trở thành sàn nông sản cạnh tranh phát triển minh bạch, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mà Tây Ban Nha - một nước phát triển đã làm thành công.
Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú. Ảnh: Hữu Oanh
+ Nhiều năm công tác trong lĩnh vực quản lý siêu thị, chợ, ông đánh giá thế nào về chủ trương, đề xuất sẽ xây dựng CĐM hàng trăm triệu USD?
- Đầu tiên cần đánh giá rằng, CĐM là “phao” điều hòa cung cầu hàng hóa; CĐM còn được ví như “lưới lọc” vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Nông sản và thực phẩm khi vào CĐM thì “gom” vào sẽ dễ quản lý hơn. CĐM còn là “chất kích thích” để hàng hóa phát triển, buộc sản phẩm hàng hóa đưa vào phải sản xuất tốt, đảm bảo chất lượng. CĐM sẽ là sàn cạnh tranh nông sản, thực phẩm rất tốt, bởi mọi thông tin sẽ minh bạch... Và, CĐM đóng vai trò đón đầu những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh của cả nước cũng như của Thủ đô Hà Nội... Do vậy, CĐM phù hợp với chủ trương phát triển một nền công nông nghiệp Việt Nam, là một khách quan tất yếu phải làm.
+ Tại sao phải làm CĐM trong khi Hà Nội hiện đã có 4 - 5 CĐM đang hoạt động, thưa ông?
- Các CĐM đang hoạt động tại các khu vực: Đông Anh, Hoàng Mai, Long Biên, Tứ Hiệp, Minh Khai là các CĐM có quy mô nhỏ, chỉ vài nghìn m2, công năng, nguồn hàng tại các chợ này chưa thực sự hiệu quả, giao thông nhiều lúc bị ách tắc và cần nhìn nhận thẳng thắn rằng năng lực quản lý của ban quản lý có nơi còn có mặt hạn chế. Do vậy, tương lai, các CMĐ này chỉ nên cải hoán để trở thành chợ dân sinh.
Vấn đề nữa, là các CĐM hiện đang quá gần khu dân cư, tình trạng thực phẩm sạch, bẩn lẫn lộn tồn tại ở chợ. Do đó, đòi hỏi của một Thủ đô văn minh về một CĐM cung cấp thực phẩm sạch, đồng thời giải quyết vấn đề môi trường, VSATTP.
+ Để độc giả dễ hình dung hơn về CĐM quy mô lớn, ông có thể chia sẻ về cách làm CĐM của một số nước phát triển và từ đó, đề xuất Hà Nội nên học hỏi những gì?
- Chúng tôi từng thăm quan, học hỏi và nghiên cứu về một số CĐM của Thái Lan cách đây hàng chục năm và mới đây là tại Tây Ban Nha. CMĐ Tây Ban Nha là một CĐM phục vụ cho cả vùng chứ không riêng Thủ đô Madrid, có tổng diện tích khoảng 120ha. Lý do là quy mô của chợ gồm có các phân khu: Bán buôn, bán lẻ, kho dự trữ, khu vực sơ chế, trung tâm kiểm nghiệm, hệ thống đường giao thông nội bộ dài tới 42km, các phân khu riêng của từng mặt hàng nông sản, thậm chí nhà máy cấp nước, nhà máy xử lý nước thải, trạm biến thế điện lớn và có cả đội phòng cháy, chữa cháy...
Việc đầu tư chợ tại Tây Ban Nha là xã hội hóa 100%. Ban giám đốc - ban quản lý và các nhân viên chợ được chọn và đưa đi đào tạo 4 năm trước khi xây chợ. Họ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp có trình độ cao... để vận hành các khâu CĐM từ công tác sơ chế, kiểm nghiệm cho tới buôn bán và ngay cả văn hóa CĐM.
Đối với CĐM tại Hà Nội cần học hỏi, làm sao tiệm cận với cách làm của các nước phát triển.
CĐM phía Nam hiện quy mô chưa đủ lớn để thành CĐM vùng. Ảnh: Hữu Oanh
Đầu tiên xác định quy mô CĐM của Hà Nội phải là CĐM cho cả vùng, vị trí đặt chợ nên cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 - 30 km và chỉ nên đưa sản phẩm nông sản thực phẩm vào CĐM. Việc lên phương án thiết kế chợ, cách quản lý vận hành chợ cần thiết phải mời chuyên gia nước ngoài tại các nước phát triển, có kinh nghiệm làm sao có thiết kế hiện đại, phát huy hết công năng sử dụng.
Thứ hai là về quy mô, chợ cần khoảng từ 80 đến 100ha. Lý do cần xây dựng quy mô lớn như vậy là tương xứng với quy hoạch, tầm nhìn chiến lược giống như người ta làm 4 tầng nhưng phải xây móng chịu được 10 tầng. Tuy nhiên, với nguồn lực hiện tại thì cần chia ra làm các giai đoạn. Trước mắt giai đoạn 1 khẩn trương đưa vào hoạt động sau khoảng 1,5 năm đầu xây dựng. Ngoài hệ thống đường giao thông trong chợ thì các phân khu: kho sơ chế, dự trữ; phòng cháy, chữa cháy; trung tâm kiểm nghiệm, xử lý môi trường không thể không có ngay. Các giai đoạn sau mở thêm các phân khu như: Tái chế các chất thải; phát điện; phân khu dịch vụ; kết hợp du lịch; sàn giao dịch bán lẻ; sàn giao dịch bán buôn...
Thêm nữa để giải quyết vấn đề VSATTP liên quan mật thiết đến kiểm tra, quản lý hàng hóa, cần đưa các thiết bị, máy móc khoa học kĩ thuật hiện đại như: cân điện tử, máy kiểm nghiệm...
Trong khi xây dựng chợ Nhà nước cần khẩn trương hình thành các vùng chuyên canh nông sản để cung cấp cho CĐM. Nói cách khác phải kế hoạch hóa “đầu vào”, nguồn hàng. Khi cần nếu thiếu thì sẽ bổ sung ngay, vừa giúp đảm bảo chất lượng, vừa cân bằng được cung cầu, đồng thời giải quyết sâu xa vấn đề thúc đẩy sản xuất hàng hóa...
PV: Xin cảm ơn ông!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân