Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Mạnh - Trần Đức
Thứ tư, 23/10/2024 - 20:04
(Thanh tra) - Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ, quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong và ngoài nước được xem là giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông ở huyện Quế Phong. Ảnh: Nguyễn Việt
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số
Tỉnh Nghệ An nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, diện tích tự nhiên 16.487 km2 (lớn nhất cả nước), dân số hơn 3,3 triệu người. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS-MN) có diện tích 13.745 km2, chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Theo số liệu điều tra thu thập thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, dân số vùng DTTS-MN tỉnh Nghệ An có 1.197.628 người, chiếm 36%, trong đó đồng bào DTTS có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, gồm 47 DTTS cùng sinh sống đan xen tập trung chủ yếu ở 12 huyện, thị xã (gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Quỳnh Lưu và thị xã Thái Hòa).
Trên địa bàn toàn tỉnh có 5 DTTS sinh sống tập trung thành cộng đồng là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu; có 27 xã biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Li Khăm Xay). Dọc tuyến biên giới có 1 cửa khẩu quốc tế (Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn), 1 cửa khẩu quốc gia (Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương) và 3 cửa khẩu phụ (Tam Hợp huyện Tương Dương; Thông Thụ huyện Quế Phong và Cao Vều, huyện Anh Sơn).
Tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản về Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan quản lý ngành dân tộc triển khai kế hoạch nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn thông tin, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý, tổ chức triển khai. Đến năm 2025, phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ để chủ động đảm bảo ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Với những chỉ đạo và thực hiện này, trong thời gian qua việc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt một số kết quả nhất định.
Về hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số: Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, phù hợp với mục tiêu và quy hoạch đề ra, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Hạ tầng mạng LAN, WAN và internet trong các cơ quan, đơn vị của tỉnh hiện đã được đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối với các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh Nghệ An chính thức vận hành từ tháng 7/2019, triển khai với 823 cơ quan Nhà nước, phục vụ vận hành phần mềm quản lý văn bản điều hành liên thông 4 cấp VNPT - Ioffice.
Nghệ An đã hoàn thành việc xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu LGSP: Thử nghiệm thành công các API kết nối LGSP - NGSP (Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội, cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách Bộ Tài chính) và đã chuẩn bị cho việc tích hợp các dịch vụ dùng chung khác vào hệ thống; tích hợp trục liên thông văn bản VXP thay thế cho trục eDOC vào hệ thống LGSP; hoàn thành thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với một số hệ thống thông tin của bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia. Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Về triển khai các ứng dụng, dịch vụ: Cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử liên thông tỉnh Nghệ An (tích hợp trên cùng một hệ thống) với 20 sở, ban, ngành và 21 huyện, thành phố, thị xã tham gia. Hệ thống đã được kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia. Đến nay, đã cung cấp trên hệ thống 1.833 dịch vụ công bao gồm 673 dịch vụ công mức độ 2; 407 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 753 dịch vụ công trực tuyên mức độ 4. Trong năm 2021, hệ thống tiếp nhận 355.164 hồ sơ.
Cổng thông tin điện tử bao gồm cổng chính và 51 cổng thành phần được tích hợp. Trong năm 2021, số lượng tin bài, văn bản trên toàn hệ thống là 27.968; trong đó: Tin, bài, văn bản trên cổng chính là 7.185, trên cổng thành phần là 20.783 tin bài.
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã triển khai hệ thống đến các ban xây dựng đảng của Tỉnh ủy, 11/21 Huyện uỷ và tương đương, 23/23 sở, ban, ngành cấp tỉnh, 21/21 UBND huyện, thành, thị, 460/460 UBND xã, phường, thị trấn, 87/87 trường THPT, 225/225 cơ quan sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành và UBND huyện, thành, thị, 100% các cơ sở y tế, 17 phòng giáo dục triển khai tới 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS và một số đơn vị khác. Trong năm 2021, tổng số văn bản đến tiếp nhận trên hệ thống là 2.898.460 văn bản; tổng số văn bản đi phát hành trên hệ thống là 443.752 văn bản; tỷ lệ văn bản ký số trên phần mềm Ioffice toàn tỉnh là 71%.
Hộp thư điện tử công vụ của tỉnh được triển khai trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan đảng trên địa bàn tỉnh, đã có 50 tên miền, 254 nhóm thư và 8122 tài khoản thư.
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 26 điểm cầu, kết nối UBND tỉnh với các huyện, thành phố, thị xã, mỗi năm phục vụ trên 30 cuộc họp trực tuyến từ tỉnh xuống huyện. Trong năm 2021, đã phục vụ hơn 70 cuộc họp trực tuyến.
Về phát triển kinh tế số: Sàn giao dịch thương mại điện tử Nghệ An chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/11/2012, đến ngày 31/12/2021 đã hỗ trợ được hơn 463 doanh nghiệp, thương nhân đăng ký thành viên và thiết lập gian hàng, thu hút trên 8,3 triệu lượt truy cập, giới thiệu và chào bán 3.686 các sản phẩm và dịch vụ. Cùng với kênh phân phối truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đang từng bước trở thành một kênh phân phối mới, hiện đại và hiệu quả giúp nông dân, hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp hướng tới sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số và ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh.
Về phát triển xã hội số: Việc ứng dụng CNTT trong Nhân dân ngày càng tăng nhanh. Một số dịch vụ giá trị gia tăng như giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường, tham khảo để lựa chọn cơ sở đào tạo cho con em vào mùa thi,... đã bước đầu tạo được nhu cầu ứng dụng CNTT trong Nhân dân.
Các cơ quan Nhà nước cũng đẩy mạnh việc triển khai các ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận về CNTT và tiếp cận về các dịch vụ y tế, giáo dục thông minh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước thay đổi, nâng cao nhận thức.
Các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục có nhiều cố gắng trong đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông và phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn. Đến nay, có 6 doanh nghiệp viễn thông và 2 doanh nghiệp truyền hình cáp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động nổi bật trong lĩnh vực viễn thông trong thời gian qua: 100% xã đã có hạ tầng viễn thông, internet phục vụ Nhân dân; 95% dân số được phủ sóng thông tin di động 2G, 3G, 4G; số vị trí trạm BTS đạt 3.246 vị trí với 7.773 trạm 2G, 3G, 4G. Có 23.079 km trục cáp quang phủ đến 100% xã.
Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã bước đầu chuyển dần sang công nghệ mới ứng dụng CNTT-VT thay cho công nghệ truyền thống (FM, có dây), đáp ứng tốt hơn cho việc quản lý, vận hành, phục vụ Nhân dân.
Trong các năm qua, hạ tầng thông tin và truyền thông tiếp tục được đầu tư ở các khu vực biên giới, nhất là hạ tầng thông tin di động, cơ bản hiện nay các thôn, bản đã có sóng điện thoại di động, internet. Các thôn, bản được phủ sóng internet có thể thu xem truyền hình, phát thanh qua mạng internet. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng DTTS-MN phát triển khá toàn diện cả về năng suất, chất lượng, sản lượng. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 được quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các DTTS; nhiều mô hình, điển hình sản xuất, hợp tác kinh doanh hiệu quả.
Đến nay, 11 huyện, thị xã miền núi có 236 sản phẩm, trong đó 226 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Dịch vụ thương mại phát triển khá, nhiều chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư, tạo điều kiện để giao thương hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản vùng DTTS-MN. Kinh tế hợp tác xã có bước phát triển khá, góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân; có 298/708 HTX nông nghiệp vùng DTTS-MN HTX (chiếm 42,1% và tăng 61 HTX so với năm 2019), trong đó có 173 HTX hoạt động có hiệu quả, tăng 84 HTX so với năm 2019. Bước đầu đã xuất hiện một nhiều cách làm mới, hiệu quả từ khâu đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại đến xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm. Phát triển làng nghề vùng DTTS-MN được quan tâm, từ 2019 đến nay đã công nhận 04 làng nghề mới nâng tổng số làng nghề vùng DTTS-MN lên 43 làng nghề/189 làng nghề của cả tỉnh.
Chuyển đổi số vùng đồng bào DTTS&MN
Vùng DTTS-MN tỉnh Nghệ An là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái; có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất đai để trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; khai thác khoáng sản và phát triển thương mại, du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS tỉnh Nghệ An.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS-MN giai đoạn 2021 - 2030, việc triển khai đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Công tác thông tin, tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS luôn được các địa phương quan tâm thực hiện, nhất là nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử; quản lý, bảo vệ, khai thác có hiệu quả di tích, gắn với việc phát triển du lịch; bảo quản, tu bổ, phục hồi, các giá trị lịch sử văn hóa của đồng bào DTTS; tỷ lệ gia đình văn hóa năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, các thôn, bản vùng DTTS đã được đầu tư hệ thống đài truyền thanh cơ sở, đài truyền thanh ứng dụng công nghệ - viễn thông. Mở rộng phủ sóng truyền hình đến 100% địa bàn thôn, bản trong toàn tỉnh; tỷ lệ người dân được nghe xem phát thanh, truyền hình ngày càng tăng. Hạ tầng cơ sở, công tác thông tin, truyền thông tuyên truyền tiếp tục được tăng cường đến tận thôn bản phục vụ cho người dân. Tăng cường sản xuất các nội dung tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS phát sóng tại các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc...
Qua các năm thực hiện, lợi ích từ việc chuyển đổi số đã đi vào nhận thức, hành động của người dân các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sử dụng thiết bị hiện đại, liên hoàn, quy trình sản xuất khép kín, tiếp cận và phát huy thương mại điện tử, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo nên những nông dân năng động, nông thôn hiện đại, trù phú, thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn. Không chỉ hỗ trợ trong phát triển sản xuất, kinh doanh mà chương trình chuyển đổi số cũng đang là “đòn bẩy” quảng bá sản vật, đặc sản truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS.
Việc chuyển đổi số giúp người dân được tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao chất lượng sống ở vùng đồng bào DTTS.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Được đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 2022, Dự án nhà máy xử lý nước thải Sa Pa có tổng mức đầu tư gần 210 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án ODA và đầu tư xây dựng tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu thi công là Công ty cổ phần kỹ thuật Seen (Hà Nội). Dự án gồm có 2 hợp phần xây dựng là trạm xử lý nước thải khu Đông Bắc và trạm xử lý nước thải khu Tây Nam thị xã Sa Pa với tổng công xuất xử lý 7500 m3/ ngày, đêm.
Đức Tài
12:26 07/11/2024(Thanh tra) - Trong các ngày từ 28/10 đến 3/11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh gồm 63 người, do đồng chí Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập mô hình phát triển - kinh tế xã hội tại các tỉnh: Hoà Bình, Ninh Bình và TP Hà Nội...
Châu Yên
16:21 04/11/2024Đức Tài
14:30 04/11/2024Thông Sắc
16:02 28/10/2024Trần Đức
15:52 25/10/2024Đức Mạnh - Trần Đức
20:04 23/10/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên