Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/05/2013 - 07:09
(Thanh tra)- Khoảng 30m lùi về phía đường Hoàng Diệu, có 1 ngôi nhà nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Phu nhân Đặng Bích Hà và các con, các cháu. Một cháu trai trèo lên cổ Đại tướng trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại căn nhà “công quán” treo kín những lá cờ và Đại tướng với bộ quân phục thường ngày. Trên tường là những bức ảnh chụp Hồ Chí Minh, những bức trướng thêu từ khắp nơi gửi đến tặng Đại tướng. Chúng tôi chuyển sang căn nhà của gia đình, nơi bà Đặng Bích Hà đang chờ đón chúng tôi. Cuộc phỏng vấn được tiến hành bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ mà Tướng Giáp sử dụng tuyệt vời. Đây cũng là dịp để ông biểu thị nỗi luyến tiếc là chưa bao giờ có thể sang thăm nước Pháp: “Tôi chỉ biết Paris qua sân bay khi tôi dừng chân vài giờ trên chuyến đi Cu Ba…”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
+ PV: Cách đây 50 năm, thất bại Điện Biên Phủ mở ra con đường cho Hiệp định Genève và chấm dứt cuộc chiến tranh đầu tiên ở Việt Nam. Liệu nước Pháp, nước Pháp ấy có thể tránh được cuộc chiến ấy không?
- Tướng Giáp: Chúng tôi đã tuyên bố độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng thực dân Pháp lại muốn dùng vũ lực áp đặt lại nền đô hộ trên bán đảo Đông Dương. De Gaulle đã tuyên bố ở Bradavin sẽ thiết lập lại chế độ thuộc địa bằng lực lượng quân đội. Chúng tôi luôn tìm cách thương lượng để tránh cho máu chảy. Tướng Leclerc, đứng đầu đội quân Pháp để chiếm lại thuộc địa (Đông Dương) cũ, đã nhanh chóng nhận ra rằng, đây không phải là một cuộc “dạo mát” quân sự như Leclerc đã nói mà là một cuộc chiến đấu của cả một dân tộc. Leclerc là một người thực tế. Với Santeny, ông ấy cũng là người biết lẽ phải, ủng hộ phái thương lượng, nhưng về phía Chính phủ Pháp, người ta đã không chịu nghe.
Chúng tôi đã ký một hiệp định trong tháng 3/1946, nhân nhượng nhiều về Nam Kỳ để đạt tới mục tiêu cuối cùng là độc lập hoàn toàn và thống nhất đất nước.
Đến giữa tháng 4/1946, tôi tham gia Hội nghị Đà Lạt. Người Pháp không che giấu ý định lập lại nền đô hộ của mình ở Đông Dương. Tôi đã nói thẳng rõ ràng với họ rằng, kỷ nguyên của các Chính phủ với các quan toàn quyền ở Đông Dương đã chấm dứt rồi. Tôi rời Đà Lạt với nhận thức rằng, chiến tranh sẽ không thể tránh được. Khi cuộc chiến đã khởi động, cũng có thể có những dịp may để ngăn chặn.
Hồ Chủ tịch đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ Pháp ngồi vào bàn thương lượng. Để bày tỏ thiện chí của chúng tôi, Hồ Chủ tịch đã không hoãn lại chuyến đi thăm Pháp của mình để tham gia Hội nghị Fontainebleau.
Trong thời gian ấy, tình hình ngày càng trầm trọng thêm ở Bắc bộ cũng như ở Nam bộ. Cuối tháng 11/1946, lính Pháp tấn công và chiếm cảng Hải Phòng. Một tháng sau, Tướng Móoclie, Chỉ huy Quân đội Pháp Bắc Đông Dương tung ra một tối hậu thư đòi hỏi sự có mặt của Pháp trong một số vị trí, đòi quyền được giữ trật tự ở Thủ đô, đòi tước vũ khí các đơn vị tự vệ Hà Nội. Chúng tôi quyết định phát động kháng chiến.
+ PV: Từ năm 1946 - 1975, nước Việt Nam đã trải qua 30 năm chiến tranh. Có gì khác nhau giữa hai cuộc chiến ấy?
- Tướng Giáp: Chiến tranh nào cũng là chiến tranh cả, nhưng với người Mỹ có điều khác. Một cuộc xung đột thuộc địa mới, trước là sự can thiệp của quân đội Mỹ và sau đó là một chiến tranh Việt Nam hóa. Người ta đã thay đổi màu da của những xác chết.
Người Mỹ tin chắc sẽ giành được thắng lợi và không muốn nghe lời khuyên của người Pháp đã có kinh nghiệm đánh nhau chống người Việt. Hoa Kỳ đã tuyển mộ những lực lượng khổng lồ và rất ít người, ngay cả bạn bè chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi có thể đánh bại người Mỹ. Nhưng, người Mỹ chẳng có chút hiểu biết nào về lịch sử chúng tôi, văn hóa, truyền thống của chúng tôi, về nhân cách của những người lãnh đạo nói riêng.
Với Mac Namara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mà tôi đã gặp năm 1995, tôi đã nói: “Ngài đã đưa một lực lượng khủng khiếp về pháo binh, máy bay, hơi độc chống lại chúng tôi, nhưng ngài đã không hiểu nhân dân chúng tôi đang khao khát độc lập, tự do và mong muốn được làm chủ đất nước mình”.
Đó là một sự thật mà lịch sử mọi thời gian đã khẳng định. Trong 1.000 năm bị Trung Hoa đô hộ (cho đến thế kỷ X), chúng tôi cũng không bị đồng hóa. Hạ B52, đó là chiến thắng của trí tuệ Việt Nam, thắng kỹ thuật và tiền bạc. Nhân tố con người là quyết định.
+ PV: Đồng chí trở thành Đại tướng như thế nào?
- Tướng Giáp: Phải đặt câu hỏi này với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chủ tịch đã chọn cho tôi nghề binh này. Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho tôi thành lập một hạt nhân của một lực lượng quân đội. Khi chúng tôi nôn nóng muốn lật đổ sự chiếm đóng của quân Pháp, Người nói với chúng tôi rằng, giờ khởi nghĩa chưa đến. Đối với Bác Hồ, một đội quân cách mạng có khả năng chiến thắng phải là một quân đội của nhân dân. Trước hết, chúng ta phải vận động được nhân dân đi theo cách mạng, phải dựa vào dân. Nếu chúng ta có dân, Người nói - chúng ta sẽ có tất cả. Chính nhân dân đã giành chiến thắng cả đến ngày nay, nếu như Đảng Cộng sản muốn tự củng cố và phát triển, phải dựa vào dân.
Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan (trích dịch)
(*) Tựa bài của người dịch. Nhan đề tiếng Pháp trên Báo L’Humanité ngày 21/7/2004 là “Chiến lược của tôi là chiến lược hòa bình”
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC