Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 02/04/2011 - 07:39
(Thanh tra)- Kết quả điều tra, khảo sát và hỏi ý kiến 724 cán bộ, công chức (CBCC) của 680 xã thuộc 59/62 huyện nghèo năm 2010 cho thấy: Trình độ của đội ngũ CBCC ở các xã thuộc 62 huyện nghèo còn thấp. Nhiều người không đủ điều kiện để cử đi đào tạo nâng cao trình độ. CBCC ở xã còn nhiều hạn chế trong công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành cũng như phương pháp vận động quần chúng. Số đông CBCC chưa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà phụ thuộc nhiều vào cấp huyện.
Ảnh minh họa (haian.edu.vn): Các trí thức trẻ
Kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn cho thấy, chỉ có 587 CBCC ở xã được hỏi ý kiến cho biết trình độ chuyên môn của mình (số còn lại vì chưa qua đào tạo chuyên môn nên e ngại và không cung cấp thông tin về trình độ của mình).
Trong khi đó, có tới 98,82% số xã thuộc các huyện nghèo có nhu cầu sử dụng trí thức trẻ tình nguyện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền bố trí những trí thức trẻ, có trình độ đại học về xã công tác để giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
79,33% CBCC ở xã được hỏi ý kiến cho rằng, những trí thức trẻ tham gia D.A này không nhất thiết phải là đảng viên vì họ đã là những trí thức trẻ ưu tú. Vì vậy, khi trí thức trẻ tình nguyện được tăng cường về xã công tác, cấp ủy và chính quyền có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển Đảng bảo đảm tiêu chuẩn của cán bộ xã.
Cũng có 87,43% CBCC ở xã được hỏi ý kiến có nhu cầu bổ sung trí thức trẻ có trình độ đào tạo đại học. Chỉ có 8,29% số người được hỏi có nhu cầu bổ sung trí thức trẻ có trình độ cao đẳng, nhưng chỉ ưu tiên đối với trí thức trẻ ưu tú là người dân tộc ở địa phương. Yêu cầu trình độ khác có 4,28%.
600 trí thức trẻ ưu tú về làm phó chủ tịch UBND xã nghèo
Trước sự cần thiết của thực tế cuộc sống, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 170/QĐ-TTg phê duyệt dự án (D.A) thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo.
D.A có mục tiêu: Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ để giúp cấp ủy, chính quyền xã thuộc các huyện nghèo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trong cả nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giúp nhân dân địa phương phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Tạo nguồn cán bộ trẻ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước thông qua các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở xã thuộc huyện nghèo trong cả nước. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng CBCC trẻ.
Đối tượng tham gia D.A (sau đây gọi là đội viên D.A) là thanh niên có quốc tịch Việt Nam đang công tác ở trong và ngoài nước đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau: Có độ tuổi dưới 30 là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công việc. Ưu tiên tuyển chọn người được đào tạo ở các chuyên ngành như: Kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng, giao thông - vận tải, tài nguyên - môi trường, luật. Có phẩm chất đạo đức tốt. Có sức khỏe tốt. Có đơn tình nguyện đến làm việc tại các xã thuộc huyện nghèo theo phân công của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian ít nhất là 5 năm. Trường hợp đội viên của D.A có thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc có những sáng kiến đổi mới trong quản lý và được cơ quan có thẩm quyền bố trí, sử dụng vào các vị trí công việc khác theo nhu cầu của tổ chức thì thời gian làm việc trong D.A của những đội viên này cũng không được dưới 3 năm (36 tháng).
Ưu tiên những thanh niên là người thuộc tỉnh có huyện nghèo, người dân tộc thiểu số, người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có hiểu biết về phong tục, tập quán địa phương; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; người có kinh nghiệm trong quản lý hành chính.
D.A được phân kỳ làm 2 giai đoạn và phân kỳ theo từng năm để thực hiện: Giai đoạn 1 (giai đoạn thử nghiệm), từ năm 2011 - 2012. Các tỉnh triển khai thử nghiệm gồm 5 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi và Kon Tum. Số lượng đội viên dự kiến là 100 người được bố trí về 100 xã trên tổng số 185 xã của 5 tỉnh, cụ thể là: Cao Bằng (25 xã/5 huyện), Điện Biên (15 xã/4 huyện), Nghệ An (15 xã/3 huyện), Quảng Ngãi (30 xã/6 huyện) và Kon Tum (15 xã/2 huyện). Trên cơ sở kết quả thực hiện D.A ở giai đoạn thử nghiệm, Bộ Nội vụ tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy trình, phương pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai D.A ở giai đoạn 2 (triển khai tổng thể): Từ sau năm 2013 đến hết thời gian thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Hoàng Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC