Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng vẫn tinh vi, phức tạp

Thứ hai, 22/10/2012 - 17:05

(Thanh tra) - Chính phủ nhận định, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội, tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh báo cáo Quốc hội công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012. Ảnh: TTXVN

Phát hiện, truy tố tội phạm tham nhũng tăng

Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trình bày cho thấy, đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Việc phát hiện, truy tố tội phạm tham nhũng năm 2012 đều tăng hơn so với các năm trước.

Qua thanh tra, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 7.948 tỷ đồng (đã thu hồi được 2.334 tỷ đồng) và 2.610 ha đất; kiến nghị xử lý, kỷ luật hành chính đối với 520 tập thể, 899 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 25 vụ, 41 người.

Các cơ quan thanh tra Nhà nước đã phát hiện 49 vụ, 67 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với giá trị tài sản là 132,7 tỷ đồng.

Các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết được 59.496/70.587 vụ khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 84,3%. Qua đó đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 96,7 tỷ đồng, 84ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 215,5 tỷ đồng, 132,3ha đất; minh oan cho 343 người, trả lại quyền lợi cho 2.960 người, kiến nghị xử lý hành chính 493 người, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ việc, 56 người.

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm khởi tố mới 222 vụ với 469 bị can (so với cùng kỳ năm trước tăng 80 vụ và 224 bị can); đã thu hồi nộp ngân sách Nhà nước trên 410 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã khởi tố 18 vụ, 20 bị can về các tội danh tham nhũng; viện Kiểm sát các cấp đã truy tố 244 vụ với 601 bị can.

Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ, 338 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 44,1%.

Kiểm toán Nhà nước đã công bố Báo cáo kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010, đã phát hiện nhiều dạng sai phạm, đã kiến nghị: Tăng thu ngân sách Nhà nước 2.215,5 tỷ đồng; giảm chi ngân sách Nhà nước 2.133,7 tỷ đồng; các khoản nợ đọng phát hiện thêm 1.204,3 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách Nhà nước 14.382,1 tỷ đồng; các khoản xử lý khác 772 tỷ đồng; kiến nghị các cấp, các ngành rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 69 văn bản không phù hợp.

Vẫn chưa đạt yêu cầu


Tuy nhiên, Chính phủ nhận định, công tác này chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Việc minh bạch về tài sản, thu nhập hiệu quả thấp; xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, sai phạm chưa nghiêm, không tương xứng với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý; việc chuyển đổi vị trí công tác còn hình thức, bất cập.

Các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường kéo dài; tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo tuy đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; việc thu hồi và bồi thường tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra còn hạn chế…

Để khắc phục, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo để sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng và các quy định về một số biện pháp phòng ngừa khác để nâng hiệu quả phòng ngừa tham nhũng.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương.

Đồng thời, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, xóa bỏ tình trạng "xin, cho", trong đó chú trọng các lĩnh vực về đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tín dụng - ngân hàng, quản lý tài chính, tài sản công, tổ chức cán bộ, quản lý doanh nghiệp Nhà nước....

Một giải pháp khác là hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thể chế hóa đầy đủ các giải pháp phòng, chống tham nhũng; nội luật hóa những quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện của Việt Nam; tăng cường tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị chức năng về phòng, chống tham nhũng.


Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm