Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/06/2013 - 18:43
(Thanh tra) - Ngày 3/6, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc, thảo luận tại hội trường về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Trương Thị Huệ phát biểu ý kiến. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Trước đó, trong phiên thảo luận ở tổ ngày 27/5, các Đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 với nhiều ý kiến, nhất là về các vấn đề lớn được cử tri quan tâm như giữ nguyên tên nước, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng…
Tại buổi thảo luận này, bên cạnh những nội dung trên, nhiều vấn đề khác đã được các đại biểu đề cập, phân tích tập trung làm rõ, trong đó có nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; vấn đề về xây dựng chính quyền địa phương; sở hữu đất đai …
Cần làm rõ khái niệm quyền con người, quyền công dân
Đa số ý kiến tán thành với việc bố cục chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thành Chương II. Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, cũng đã bổ sung một số quyền mới.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) đề nghị cần làm rõ, phân biệt khái niệm quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp; đồng thời, nên xem lại cách quy định về quyền con người và quyền công dân. Đại biểu đề nghị nên tách ra để bảo đảm cho hoạt động nó tách bạch. Khi người công dân tiếp cận, mọi người khác tiếp cận đều biết quyền của mình ở đâu và cái nào nên có cái hạn chế và cái nào là không bị hạn chế.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, về cơ bản, quyền con người là không bị hạn chế, nhưng nếu hạn chế phải chỉ rõ cơ sở để hạn chế và chỉ được hạn chế theo quy định của luật. Đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) nhận định, một số quyền cơ bản của nhân dân như quyền tự do đi lại và cư trú tại Điều 24 hoặc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp biểu tình tại Điều 26 cần bỏ điều kiện kèm theo là theo quy định của pháp luật. Đây là những quyền cơ bản Hiến định phải được thực hiện trong thực tế, cần có quy định rõ điều kiện, trình tự thủ tục và cách thức thực hiện các quyền nêu trên do luật định. Tuy nhiên, những giới hạn về quyền của con người, quyền cơ bản của công dân cần được quy định cụ thể trong luật để tránh tình trạng giới hạn tràn lan.
Một số ý kiến cũng nêu Dự thảo Hiến pháp chưa làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong mối quan hệ với quyền và đề nghị xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền trong Hiến pháp có tính hiện thực và khả thi.
Xây dựng mô hình chính quyền địa phương phải phù hợp
Theo Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP), mô hình chính quyền địa phương hiện nay đang đứng trước thực tế cần yêu cầu đổi mới để phù hợp với tình hình mới, trình độ phát triển của đất nước. Đồng thời, nhiều đề án liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện đang được triển khai nghiên cứu, thí điểm (Đề án Thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Đề án Chính quyền đô thị...). Do chưa có kết luận từ tổng kết các đề án này nên Dự thảo chưa thiết kế được mô hình cụ thể của chính quyền địa phương. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP trình Quốc hội 2 phương án về mô hình chính quyền địa phương: Phương án 1: Giữ quy định về đơn vị hành chính và quy định khái quát về việc tổ chức chính quyền địa phương. Theo phương án này thì Chương IX gồm 2 điều, một điều quy định về đơn vị hành chính, một điều quy định về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương do luật định; Phương án 2: Giữ quy định về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương như Hiến pháp hiện hành.
Thảo luận vấn đề này, đa số đại biểu băn khoăn vì Dự thảo chưa làm rõ mô hình của chính quyền địa phương. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) chọn phương án 2 và đề nghị giữ nguyên như hiện hành, vì thời gian vừa qua thí điểm bỏ HĐND quận, huyện nhưng chưa có tổng kết.
Đồng tình quan điểm này, đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cũng cho rằng, phương án 1 quá ngắn gọn, đó lại là phương án được đưa ra khi mà chưa biết việc thí điểm HĐND có thành công hay không.
Có quan điểm khác, đại biểu Lê Văn Tấn (Hà Nam) tán thành phương án 1 khi cho rằng, chính quyền cơ sở rất quan trọng nhưng hoạt động còn hạn chế. HĐND nhiều nơi hoạt động kém hiệu quả. Việc thí điểm bỏ HĐND quận, huyện chưa được tổng kết. Chính quyền đô thị và nông thôn khác nhau. Chính vì vậy, Hiến pháp lần này chưa cần quy định rõ các mô hình.
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng), nếu bỏ HĐND thì ai là người đại diện cho nhân dân, ai giám sát cơ quan hành chính. Nếu do đại biểu HĐND tỉnh làm thay thì đó là phi thực tế. “HĐND cấp tỉnh, thành, đại biểu dù có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng sức có hạn không thể bao quát lắng nghe hết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với chính quyền”, đại biểu chỉ rõ và kiến nghị cần thận trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân để lựa chọn mô hình chính quyền địa phương tối ưu. Cần tổng kết việc thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường, lắng nghe ý kiến nhiều chiều để có quyết định đúng.
Thu hồi đất phải công khai, minh bạch
Thu hồi đất là vấn đề quan trọng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dự thảo quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các trường hợp thu hồi đất do luật định. Việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật”.
Đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3 trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích công cộng. Không quy định thu hồi đất vì lý do các dự án phát triển kinh tế - xã hội bởi vì các dự án phát triển kinh tế - xã hội đều nhằm đến mục đích cao nhất là phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích của nhân dân; đồng thời, ngăn chặn tình trạng thu hồi đất tràn lan dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai, sử dụng đất không hiệu quả gây nhiều bức xúc đối với nhân dân trong thời gian vừa qua…
Nhận định, thời gian qua chính sách đền bù không thỏa đáng, đại biểu Hoàng Việt Phương (Tuyên Quang) cho rằng, vấn đề không bố trí việc làm cho người dân mất đất đã tác động không nhỏ đến đời sống của người dân gây nên tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài. Nhà nước thu hồi đất mà không trưng mua như giải trình của Uỷ ban DTSĐHP khẳng định quyền quản lý thống nhất của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu, việc xác định quyền sử dụng đất là quyền tài sản để làm cơ sở cho việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi, chuyển nhượng, góp vốn đầu tư... là hợp lý.
Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) nhất trí việc quy định "Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công công". Tuy nhiên, việc Nhà nước thu hồi đất do cá nhân đang sử dụng vì lý do thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội thì cần làm rõ và thiết kế phù hợp. Vấn đề này cũng đang có ý kiến khác nhau, theo đại biểu Chương, cần quy định rõ là chỉ thu hồi để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Các vấn đề khác về các thành phần kinh tế; thẩm quyền ban hành pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thẩm quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang; về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia… cũng được các đại biểu tập trung đề cập.
Theo kế hoạch, phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Hiến pháp Sửa đổi sẽ được tường thuật trực tiếp để cử tri và người dân trên cả nước theo dõi trong 2 ngày 3 và 4/6.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC