Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội cần mạnh dạn “quyết” hơn nữa

Thứ sáu, 25/03/2011 - 16:39

Một số đại biểu nhìn nhận: Luật cho phép bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ; tạm dừng hoạt động của đơn vị có sai sót nhưng Quốc hội (QH) lại “không dám quyết”.

Các đại biểu đang thảo luận ở tổ về báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của QH sáng 24-3, đa số các đại biểu đều chung nhận định là QH đã hoạt động dân chủ hơn, thể hiện được là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị QH nên vận dụng thật tốt những điều mà luật đã cho phép như: việc bỏ phiếu tín nhiệm; dừng hoạt động của các đơn vị sai phạm; xem xét trách nhiệm cơ quan soạn thảo luật khi bị bác…

“Không nên tự bó tay mình”

Đại biểu Trần Đình Long (Dăk Lăk): Luật đã cho phép QH được bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ. Đây là một biện pháp rất tốt, qua bỏ phiếu chúng ta sẽ đánh giá được uy tín, giúp các thành viên Chính phủ hoạt động tốt hơn. Bởi chỉ cần thành viên đó mất một phiếu tín nhiệm thì “anh” phải rút kinh nghiệm, xem lại mình. Tương tự, qua giám sát, nếu phát hiện những sai sót của các đơn vị thì QH có quyền đưa ra kết luận đình chỉ, tạm dừng hoạt động đơn vị đó. Thế nhưng chúng ta lại không dám quyết, mà chỉ đưa ra kiến nghị. Đã là kiến nghị thì người ta thích thì thực hiện, không thì thôi. Làm như thế có nghĩa là chúng ta đang tự mình bó tay mình. Những vấn đề trên, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Dăk Lăk) thì nói: Là đại biểu của dân bầu, chúng ta phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân nên phải biết lắng nghe ý kiến của họ. Ví như kỳ họp trước, khi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, QH rất dân chủ, lắng nghe ý kiến cử tri và các đại biểu đã quyết định chưa thông qua dự án trên. Tuy nhiên, qua theo dõi tôi thấy có vẻ chúng ta vẫn sẽ quyết tâm làm đường sắt cao tốc. Tôi đã lên tàu cao tốc của Đài Loan và thấy một toa tàu rất rộng nhưng chỉ có hai người khách, quá lãng phí. Vì thế, tôi mong đại biểu QH khóa tới cần có chính kiến về điều này.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thì băn khoăn về những quyết định mà QH đã quyết. “Chẳng hạn quyết định sáp nhập các bộ hồi đầu nhiệm kỳ. Chúng ta cần có đánh giá hiệu quả của nó, nếu có sai phải kịp thời sửa” - bà Thanh nói.

Còn nể nang trong làm luật?

Nhiều đại biểu cũng yêu cầu QH nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc làm luật.

Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) nói: “Ở nước ngoài, người ta có hẳn khâu quy hoạch cũng như dự báo về chương trình xây dựng luật. Từ quy hoạch, họ xây dựng luật phù hợp với thực tiễn. Thậm chí, họ còn dự liệu cái gì có thể phát sinh trong tương lai để xây dựng và ban hành luật. Trong khi chúng ta chẳng có quy hoạch, dự báo nên nhiều luật đưa vào thì họp đi, họp lại, xin ý kiến. Ví dụ như dự án sửa Luật Đất đai, ngay từ đầu khóa đã được nhiều đại biểu đề nghị đưa vào chương trình nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Trong khi kẽ hở của luật này đã làm cho một nhóm nhỏ giàu lên rất nhanh nhưng người dân thì bức xúc. Thậm chí, có những dự án luật, thảo luận dân chủ, sau đó ban soạn thảo nói: QH “xin tiếp thu” nhưng lại “xin giữ nguyên như dự thảo”!

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng QH còn nể nang trong vấn đề làm luật, đặc biệt trong việc xem xét các dự án luật do Chính phủ trình. “Lẽ ra nếu dự thảo chuẩn bị kém thì nên dừng lại, chưa thảo luận và thông qua. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, QH vẫn làm, nhiều khi vẫn còn nể nang nhau. Với những luật phải dừng lại, đáng lẽ sau khi dừng, không đưa vào kỳ họp cũng phải xem xét trách nhiệm của cơ quan soạn thảo. Tuy nhiên, chúng ta lại không làm điều đó”.

Cần chế tài khi kiểm toán báo không đúng


Cùng ngày, thảo luận về dự luật Kiểm toán độc lập, nhiều đại biểu cho rằng cần có quy định chế tài thích đáng và quy trách nhiệm cơ quan kiểm toán nếu họ báo cáo không chính xác, gây tổn hại cho doanh nghiệp.

Về ba loại thủ tục (chứng chỉ kiểm soát viên, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) để hành nghề kiểm toán, nhiều đại biểu cũng cho rằng cần đơn giản hơn. Đại biểu Ngô Minh Hồng, TP.HCM đề nghị “nên bỏ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán vì khi cấp chứng chỉ kiểm soát viên đã hội đủ các điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Việc đăng ký hành nghề kiểm toán, chỉ cần thực hiện tại Sở Tài chính là đủ, không cần phải đăng ký ở Bộ Tài chính”.

Với quy định “công ty kiểm toán hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn…” vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Vì thế, có đại biểu đề nghị Quốc hội đưa ra các phương án để Quốc hội biểu quyết.

Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh:

Các bộ trưởng nên vui khi được chất vấn

QH của chúng ta đã có một bước tiến cả về công tác lập pháp, giám sát và phương thức hoạt động để QH dân chủ, thực chất, hiệu quả hơn. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới trong chất vấn. Qua chất vấn, Chính phủ sẽ mạnh hơn, các bộ, ngành mạnh hơn. Các bộ trưởng phải vui khi được chất vần chứ không nên mang tâm lý lo lắng vì mỗi lần chất vấn mình sẽ có cơ hội trình bày trước QH để đại biểu góp ý, rút kinh nghiệm. Qua đó hoạt động của bộ, ngành sẽ mạnh lên.

(Theo Phapluattp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm