Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khẳng định Việt Nam là nước dân chủ, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Thứ hai, 20/05/2013 - 22:09

(Thanh tra) - Với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, theo báo cáo của các cơ quan, tổ chức hữu quan, tính đến nay, đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức.

Qua tổng hợp ý kiến nhân dân, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, phù hợp với yêu cầu mở cửa, hội nhập với thế giới. Vì vậy, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã phù hợp với nguyện vọng của nhân dân cả nước, mong muốn có một bản Hiến pháp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, khắc phục được những hạn chế, bất cập của Hiến pháp hiện hành.

Khẳng định chủ quyền quốc gia

Hai trong những nội dung được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là về khẳng định chủ quyền quốc gia và tên nước.

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày chiều nay (20/5) cho thấy: Về cơ bản, các ý kiến đều tán thành với việc cần khẳng định nước ta là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Một số ý kiến đề nghị cần bổ sung thêm quy định chủ quyền về vùng lòng đất, tài nguyên trong lòng đất, vùng biên giới, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng không gian vũ trụ; bổ sung quy định cụ thể ranh giới của nước Việt Nam nhằm khẳng định rõ chủ quyền quốc gia.

Báo cáo thẩm tra khẳng định, Hoàng Sa, Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với các vùng lãnh thổ này đã được xác lập và khẳng định trên các phương diện lịch sử và pháp lý. Tên gọi của các quần đảo này cũng đã được ghi nhận rõ trong Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam và các văn bản khác. Bên cạnh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nước ta còn có rất nhiều đảo, quần đảo khác nữa. Do vậy, trong Hiến pháp chỉ nên quy định một cách khái quát “hải đảo, vùng biển” là đủ. Việc cụ thể hóa chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các vùng lãnh thổ khác sẽ do các luật quy định.

Nên giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Liên quan đến tên nước, tập trung vào 2 luồng ý kiến chính.

Ý kiến thứ nhất, đa số đề nghị tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Ý kiến thứ hai đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ.

Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam”, “Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa”, “Việt Nam dân chủ xã hội chủ nghĩa”, “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”, “Cộng hòa nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa dân chủ nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Cộng hòa Việt Nam” hoặc “Cộng hòa Đại Việt”....

Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến nêu trên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận thấy, tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.


Quỳnh Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm