Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đến Trường Sa nghĩ tới Hoàng Sa

Thứ ba, 24/07/2012 - 08:10

(Thanh tra) - Trong bài viết “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” của Nguyễn Ái Quốc vào những năm 20 của thế kỷ trước ở Pháp có một đoạn nói về vua Gia Long (để nhắc nhở vua Khải Định) như sau: “Với một lòng dũng cảm và đức độ, ông tổ nhà ngươi là Gia Long đã để lại một đất nước giàu có, một nhân dân độc lập, một dân tộc được những kẻ mạnh kính nể”.(1)

Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn, tưởng nhớ thủy binh nhà Nguyễn (nhiều người là ngư dân Lý Sơn) ra làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Phan Thân

Đất nước Việt Nam trải qua bao truân chuyên Nam triều - Bắc triều; vua Lê - chúa Trịnh rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, Đàng trong - Đàng ngoài đến thời vua Gia Long, nhờ chiến thắng quân Thanh của Quang Trung đã chính thức hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. 

Năm 2010, trong dịp một đoàn các nhà sử học đi thăm Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu sử Việt Nam của Hàn Quốc đã nói: “Thời vua Gia Long, Minh Mạng... là thời nước Việt Nam rất mạnh. Vua Minh Mạng là một vị vua minh quân (vua hiền, sáng suốt)”.

Một trong những sức mạnh của thời đầu nhà Nguyễn Gia Long là thủy quân. Lực lượng này bắt nguồn từ những năm không có đất đứng chân của Gia Long khi phải lênh đênh ngoài biển khơi, nương náu tại các đảo và chạy trốn quân Tây Sơn. Với một đội thủy quân hàng ngàn chiếc, trang bị nhiều đại bác, có thể đi xa nhiều ngày, vượt biển rộng, lại có thêm các tàu hơi nước do các sĩ quan hải quân Pháp giúp đỡ... lực lượng này đã làm chủ Biển Đông, quản lý, bảo vệ được các quần đảo Vạn Lý Hoàng Sa và Trường Sa của mình, đã cho các quan chức vẽ bản đồ 2 quần đảo ấy. Vạn Lý Hoàng Sa và Trường Sa đã có mặt trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn, trong các tác phẩm lớn của Quốc Sử Quán triều Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Nhất Thống Chí, Hoàng Việt Dư Địa Chí của Phan Huy Chú, Đông Hành Thị Thuyết Thảo của Lý Văn Phức... 

Lê Qúy Đôn đã viết: Phía ngoài cù lao Ré có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và hóa vật các tàu bị đắm. (Triều đình nhà Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa đến lấy (các nguồn lợi như yến sào, ốc vân) hải ba, hải sâm, đồi mồi...).

Các sách sử của Việt Nam đều đã nói tới các đội thủy binh Hoàng Sa, bị bão đã dạt vào các cảng của Trung Quốc, đã được dân địa phương giúp đỡ. Trong tay các đội thủy binh Hoàng Sa này đã được cấp (được vẽ lại) bản đồ “Thiên Nam lộ đồ” vẽ vào năm 1741, Thuận Hóa Quảng Nam địa đồ nhật trình. Hai bản đồ này có thể được vẽ lại từ “Hồng Đức bản đồ” do quan chức nhà Lê vẽ vào cuối thời Lê, thế kỷ XV, XVI.

Trên đất Việt Nam, ngang với Vạn Lý Hoàng Sa có cả một vùng dân cư, chuyên môn được cử đi Hoàng Sa. Chiếu, sắc nhà vua vẫn còn. Những lễ khao quân trước khi đi Hoàng Sa, chưa biết bao giờ về, nay vẫn tái hiện trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển Lý Sơn. Những tấm bằng khen, chữ Hán, dấu đỏ cho các thủy binh gan dạ vẫn còn lưu truyền đến thời Pháp thuộc, dưới triều Bảo Đại.

Các linh mục Pháp, Tây Ban Nha, các sĩ quan Pháp đến giúp Gia Long... cũng đã có nhiều bài viết về Vạn Lý Hoàng Sa của Việt Nam, như giáo sĩ Tabert, Guft Laff, Chaigneau...

Những tài liệu chữ Hán - chữ Trung Quốc và các bài báo viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp đâu phải là “tư liệu tối mật” mà người đọc không tiếp cận được. Các nước, vùng lãnh thổ láng giềng với Việt Nam như Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản... có thể đọc được chữ Hán, sách viết chữ Hán của Việt Nam. Các nước khác giao thương với phương Tây lại càng có điều kiện đọc sách bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Vậy các nhà chính trị, lịch sử, nhà quân sự Trung Quốc lẽ nào lại không có điều kiện hiểu biết những sách này?

Nếu nói rằng, “chân lý là cụ thể”, vậy những chứng lý cụ thể bằng văn bản, thanh thiên bạch nhật, công khai dưới ánh sáng lịch sử hiện đại của toàn thế giới, lẽ nào người có “tri lý” lại không biết đến?

Lại nói rằng, “chân lý là cái gì lợi cho bách tính” (trăm họ, nhân dân) thì việc không coi Vạn Lý Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam sẽ làm “bất lợi” cho bách tính 2 bên, nhiều bên...

Trăng trên Trường Sa đang dần đến rằm. “Trăng đến rằm trăng tròn”. Cái gì là chân thực, là lương tâm, là chân lý, cuối cùng cũng sẽ đến thôi.

Bao giờ thì chúng ta và bạn bè thế giới có thể tham quan “bãi cát vàng” - Hoàng Sa của Việt Nam, chiêm ngưỡng biển, trời, một sự thật, một chân lý?

TS Sử học Hồng Dung

(1) - Nguyên văn tiếng Pháp đăng trên báo L’ Humanité số ra ngày 24/6/1922. Các bản “Hồ Chí Minh tuyển tập” không có bài này. Bộ “Hồ Chí Minh toàn tập”, Nhà xuất bản Sự thật, 1980, tr.47 và các bản năm 1995, 2010 không dịch đoạn này ra mà để ngỏ bởi một hàng dấu chấm... Người lược dịch đoạn này là nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh - Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm