Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 01/10/2011 - 22:03
Chiều nay (1/10), phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã kết thúc sau 5 ngày làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết thúc phiên họp
T
rong ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ: Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015; tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 – 2010, triển khai kế hoạch năm 2011 và đề xuất Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015
Ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, hướng tới phát triển bền vững
Theo báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%, mặc dù thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng vẫn là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực. Nền kinh tế đã vượt qua được sự suy giảm. Năm 2009, GDP tăng 5,32%, năm 2010 đạt 6,78%. An sinh xã hội nói chung nhất là khu vực nông thôn được bảo đảm. Tạo việc làm mới đạt kế hoạch đề ra. Các chính sách an sinh xã hội áp dụng trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả góp phần duy trì ổn định chính trị, xã hội. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa có bước phát triển mới, quốc phòng an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả và hạn chế tồn tại trong thực hiện kế hoạch của những năm vừa qua, dự báo năm 2012 sẽ không xảy ra biến động lớn về giá hàng hóa thế giới, là điều kiện thuận lợi để kiểm soát chỉ số CPL. Đề nghị cụ thể về các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2011 khoảng 5,8% - 6 %, năm 2010 khoảng 6%-6,5% và phấn đấu đạt 7% hoặc cao hơn trong 3 năm cuối để có thể đạt tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tiếp theo 2011 – 2015 khoảng 7%. Để đạt được kết quả đó trong kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, cần tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp - đó là: Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện các khâu đột phá chiến lược và nhóm xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Cho ý kiến về vấn đề trên, đa số các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với báo cáo thẩm tra, đồng tình với kịch bản tốc độ tăng trưởng thấp ở mức bình quân 6,5% trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm của Chính phủ. Theo các đại biểu, những chỉ tiêu chủ yếu và các giải pháp phát triển KT –XH 5 năm 2011 – 2015 cần phải bám sát nghị quyết của Đại hội Đảng, có như vậy mới bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất về báo cáo của Chính phủ dự kiến đưa cả 2 kịch bản, (trong đó theo kịch bản 1 – tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 – 2015 là 7%, kịch bản 2, dự kiến chỉ đạt 6,5%) để Quốc hội kỳ này quyết định.
Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới phải giảm nghèo bền vững
Đó là ý kiến của đại biểu Ksor Phước sau khi nghe báo cáo về tình hình thực hiện vốn trái phiếu Chinh phủ, chương tình mục tiêu (MTQG) quốc gia năm 2011 và dự kiến kế hoạch năm 2012 và kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015. Theo đại biểu Ksor Phước, thực tiễn ở vùng núi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo không thể cùng phát triển với các vùng khác, vì nhiều nguyên nhân: dân trí thấp, điểm xuất phát thấp, điều kiện mọi mặt còn nhiều khó khăn… do vậy, chương trình 135 giai đoạn 3 nên giao cho Ủy ban dân tộc quản lý. Cần đầu tư mạnh cho phát triển giáo dục dạy nghề ở vùng cao, có như vậy mới giảm nghèo bền vững. Đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới nên tập trung trọng tâm, trọng điểm, không chỉ dồn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà không tập trung phát triển sản xuất để tạo ra sự phấn khởi đồng thuận của nông dân khi nhận được hiệu quả kinh tế, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất như kênh, mương, đường xá…
Đa số các đại biểu tán đồng việc thời gian qua các chương MTQG chi sự nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, trong đó chi đầu tư không tương xứng với các mục tiêu đề ra. Vì vậy, trong giai đoạn 2011 – 2015, đề nghị Chính phủ nâng tỷ trọng trong chi đầu tư, giảm tỷ trọng chi sự nghiệp, Đồng thời rà soát, cắt bỏ một số dự án có tỷ trọng chi thường xuyên lớn không đem lại hiệu quả cho các chương trình MTQG. Các ý kiến cũng nhất trí với đề xuất của Chính phủ về 15 chương trình MTQG đang triển khai thực hiện trong năm 2011 và đề nghị bổ sung mới chương trình MTQG về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
Phát biểu kết thúc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Để báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Chính phủ có chất lượng cần tiếp tục hoàn thiện tiếp thu các ý kiến bổ sung. Trong đó, cần làm rõ các vấn đề cơ bản về mục tiêu phát triển, đánh giá tình hình sâu sắc hơn nguyên nhân chủ quan trong quản lý nhà nước, điều hành chỉ đạo của Chính phủ. Những mặt thuận lợi để có cơ sở thực hiện mục tiêu 5 năm; Chủ trương chính sách định hướng cần có định hình khái quát nền kinh tế ở mức độ nào, ở tất cả các lĩnh vực; Định hướng các mục tiêu chung, tiếp đến các mục tiêu cụ thể phải rõ ràng. Có như vậy khi trình ra Quốc hội quyết định mới có hiệu quả./.
Quỳnh Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC