Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 05/06/2013 - 18:17
(Thanh tra) - Ngày 5/6, Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Khóa XIII và năm 2013 của QH và dự án (D.A) Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp (DN).
Đại biểu QH tỉnh Quảng Trị Phạm Đức Châu phát biểu ý kiến. Ảnh: QH
Cơ bản các Đại biểu QH tán thành Tờ trình của Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cốt lõi cần quan tâm là phải kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, giữ vững các nguyên tắc đã được xác định mới có thể bảo đảm cho chương trình này không bị xáo trộn, điều chỉnh quá nhiều.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) băn khoăn về những hạn chế trong công tác xây dựng luật và pháp lệnh thời gian qua. Đặc biệt là tình trạng luật chờ nghị định, thông tư. Đại biểu Hùng dẫn chứng, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Lập pháp, trong số 13 luật mới đã có hiệu lực thi hành trong 6 tháng đầu năm 2013, có tới 8 luật chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Đại biểu Hùng đề nghị, cần hạn chế việc xây dựng các bộ luật đồ sộ, những vấn đề lớn, phức tạp cần phải chia thành nhiều luật. Ví dụ, Luật Đất đai có thể chia thành một số luật như: Đất đai; về thu hồi quyền sử dụng đất; về quản lý đất công...
Đồng quan điểm trên, đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) đề nghị QH cố gắng làm luật thật chi tiết để có hiệu lực ngay, thực hiện ngay. Bên cạnh đó, cần khắc phục tâm lý chờ nghị định, thông tư rồi mới thực hiện trong việc chấp hành thực hiện luật ở nước ta.
Xung quanh những tồn tại, hạn chế được UBTVQH nêu ra như: Một số D.A luật trình UBTVQH cho ý kiến không bảo đảm tiến độ, số lượng các D.A đề nghị bổ sung và điều chỉnh còn lớn, chất lượng chuẩn bị một số D.A luật còn nhiều hạn chế…, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, những tồn tại, hạn chế này kéo dài trong nhiều năm đã góp phần làm cho chương trình xây dựng luật luôn bị điều chỉnh và chất lượng không cao khiến cử tri băn khoăn và có phần thiếu tin tưởng công tác xây dựng luật của QH. Đại biểu Học khẳng định, quá trình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH cả nhiệm kỳ không thể không có sự điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết mà thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, nếu năm nào QH cũng phải điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là điều không nên.
Về việc bảo đảm tính khả thi của chương trình và bảo đảm chất lượng các D.A trong chương trình xây dựng pháp luật, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nhấn mạnh, không quá coi trọng số lượng mà xem nhẹ chất lượng các D.A. Cần phải giảm bớt số lượng các D.A trong chương trình xây dựng pháp luật hoặc với đặc thù của năm 2014 là năm sau khi Hiến pháp sửa đổi thông qua thì cần kéo dài hơn thời gian các kỳ họp QH, phục vụ công tác xây dựng pháp luật để kịp thời cụ thể hóa Hiến pháp, có thể thêm một kỳ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đồng thời, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý D.A luật.
Nhiều Đại biểu QH kiến nghị, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh; quyết liệt hơn nữa trong quá trình tổ chức thực hiện để từng bước nâng cao chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh của QH.
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) đề nghị phải có lộ trình xây dựng chương trình để tránh điều chỉnh quá nhiều. Đồng thời, tăng cường kỷ luật trong việc thực hiện chương trình, kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp các D.A không bảo đảm điều kiện. Đề nghị cơ quan soạn thảo trình nghị định cùng với D.A luật theo đúng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tránh tình trạng luật phải chờ văn bản dưới luật và đề nghị gửi D.A, tài liệu đến QH, cơ quan QH, Đại biểu QH đúng thời gian quy định.
Cần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 31/5/2013, có 2.916/6.000 DN có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây chưa thực hiện thủ tục đăng ký lại để hoạt động theo quy định của Luật DN năm 2005. Trong số các DN nêu trên, có 41 DN hết thời hạn hoạt động từ ngày 31/5/2013; số còn lại là các DN chưa hết thời hạn hoạt động, nhưng có khả năng bổ sung, mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Đa số ý kiến Đại biểu QH tán thành với sự cần thiết sửa đổi khoản 2, Điều 170 của Luật DN như Tờ trình của Chính phủ.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) băn khoăn về một số nguyên nhân DN không đăng ký lại đưa ra trong Tờ trình chưa thuyết phục, vì vậy đề nghị phải tìm ra đúng nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm từ phía các cơ quan chức năng.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cho rằng, cần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và đề nghị làm rõ phạm vi điều chỉnh và xác định rõ đối tượng đã hết thời hạn để khoanh lại và đề ra thời hạn cụ thể.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng băn khoăn khi phải sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật DN. Ông đặt vấn đề, nếu kinh tế không khó khăn thì có phải sửa điều luật này không? Trong khi đó, nội dung dự thảo luật sửa đổi lần này chỉ nhằm vào một số đối tượng.
Một số ý kiến khác cho rằng, nội dung này đã được sửa đổi, gia hạn thời gian 1 lần năm 2009, nay tiếp tục sửa đổi sẽ không thể hiện được tính tôn nghiêm pháp luật. D.A Luật DN (sửa đổi) cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, dự kiến trình QH xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 7. Do vậy, chưa cần thiết phải sửa đổi riêng Điều 170 của Luật này.
Cùng ngày, các Đại biểu QH nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra D.A Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra D.A Luật Đấu thầu (Sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra D.A Luật Việc làm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC