Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ ĐẦU TƯ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thứ bảy, 25/05/2013 - 20:18

(Thanh tra) – Hôm nay (25/5), Quốc hội tiếp tục nghe và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Đỗ Mạnh Hùng phát biểu ý kiến (theo nguồn na.gov)

Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, tại phiên họp thứ 14 (tháng 01/2013) Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong việc tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật, sau đó đã xem xét, cho ý kiến và chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này..

Đa số các đại biểu tán thành báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật và có đánh giá lại việc tiếp thu sau kỳ họp thứ tư đã được triển khai rất là nghiêm túc, đầy đủ.

Các ý kiến thảo luận vào nhiều nội dung, trong đó tập trung vào chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ; tổ chức khoa học và công nghệ; Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ…

Về việc sắp xếp, phân loại các tổ chức KH&CN, đa số ý kiến của các vị ĐBQH đề nghị cần có quy định để phân loại, sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN nhằm quản lý hiệu quả hơn hoạt động của các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các tổ chức KH&CN công lập.

Theo đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), về tổ chức khoa học công nghệ tại Điều 10 Khoản 1 quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ là không hợp lý. Vì, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ công lập để hoạch định và quản lý các tổ chức khoa học công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động. Các tổ chức khoa học công nghệ còn lại do các tổ chức doanh nghiệp, các cá nhân tự quyết định thành lập phục vụ mục tiêu hoạt động của mình khi đáp ứng được các quy định tại Điều 11 về quy định việc thành lập, điều kiện thành lập đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ mà không phụ thuộc vào phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ của Thủ tướng Chính phủ tránh việc ban hành quy định không có hiệu lực thi hành lại còn thiếu thống nhất giữa các điều với nhau trong cùng một văn bản.

Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) lại cho rằng về điều kiện trình tự thủ tục thành lập các tổ chức khoa học công nghệ và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ quy định trong luật và nghị định chưa được rõ ràng, chưa đảm bảo tính minh bạch và còn có nhiều nội dung công việc trùng lặp mang tính thủ tục hành chính nặng nề, nó gây cản trở cho việc thành lập các tổ chức khoa học công nghệ.  

Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) đề nghị nên bổ sung quy định về việc thành lập tổ chức khoa học, công nghệ cấp huyện. Vì, hiện nay ở cấp huyện chỉ có Hội đồng khoa học công nghệ hoạt động rất mờ nhạt, không có cơ quan chuyên môn về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Về biện pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN, nhiều ý kiến cho rằng cần có các biện pháp mạnh mẽ để phát triển và thu hút nhân lực KH&CN, có các chính sách rõ ràng trọng dụng và sử dụng nhà khoa học; vinh danh và tạo điều kiện, môi trường cho các nhà khoa học làm việc, cống hiến, đặc biệt là đối với nhà khoa học đầu ngành và nhà khoa học chủ trì các nhiệm vụ KH&CN quan trọng của quốc gia, nhà khoa học trẻ tài năng.

Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) nêu vấn đề số lượng thạc sỹ, tiến sỹ của nước ta không nhỏ và không ngừng tăng nhưng tình trạng hụt hẫng đội ngũ làm khoa học công nghệ đang diễn ra và thiếu các nhà khoa học có trình độ cao và năng lực chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng quy mô quốc gia và quốc tế. Đại biểu Thăng cho rằng trong số các nguyên nhân của thực trạng này có thể kể đến nguyên nhân chủ yếu là do việc đãi ngộ, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này còn nhiều bất cập. Chính sách phát triển khoa học công nghệ chưa mang tính đặc thù. Đại biểu Thăng đề nghị phải có chính sách ưu đãi đối với các nguồn nhân lực và nhân tài khoa học công nghệ trong các tổ chức khoa học công nghệ cũng cần bổ sung chính sách ưu đãi thu hút các sinh viên giỏi vào các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản.

Vấn đề Đầu tư và cơ chế tài chính cho KH&CN, đa số ý kiến của các vị ĐBQH nhất trí cho rằng những vướng mắc về cơ chế tài chính và đầu tư cho KH&CN là điểm nghẽn chủ yếu hiện nay trong hoạt động KH&CN và đề nghị Dự thảo Luật cần có quy định cụ thể hơn để tháo gỡ điểm nghẽn này cũng như thể hiện rõ hơn quan điểm phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho KH&CN.

Những vấn đề khác như về đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; chính sách thuế và tín dụng đối với hoạt động KH&CN; khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động KH&CN  trong dự thảo Luật.... cũng được các đại biểu đề cập.

Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm