Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xảy ra vụ kiện vì ứng xử của Grab với tài xế

Nghiêm Lan

Thứ tư, 02/12/2020 - 22:12

(Thanh tra) - Tỷ lệ hủy chuyến trên App của tài xế (nguyên đơn) là 24,6%, của Công ty TNHH Grab Việt Nam (bị đơn) là 25,17%, tỷ lệ tài xế bị cắt App 25%. Sự chênh lệch này được Grab giải quyết ngay từ đầu thì không có phiên tòa.

Nếu Grab giải quyết với tài xế ngay từ đầu thì không có phiên tòa này. Ảnh: NL

Sau nhiều lần hoãn xét xử vụ kiện “tranh chấp hợp đồng dịch vụ” giữa nguyên đơn là tài xế Nguyễn Văn Hưng (ngụ tại huyện Nhà Bè, TP.HCM) và bị đơn là Công ty TNHH Grab Việt Nam (Grab) tại Tòa án Nhân dân quận 10, ngày (1/12) phiên toà chính thức được đưa ra xét xử. Đây là vụ kiện đã kéo dài suốt hơn 2 năm nay.

Tài xế bị cắt App vì Grab thay đổi tỷ lệ hủy chuyến

Hội đồng Xét xử (HĐXX) cho rằng, việc ông Hưng kiện vì bị cắt App, mấu chốt vụ án nằm ở chỗ, tỉ lệ % huỷ chuyến trên App của ông Hưng không trùng khớp với tỷ lệ % hủy chuyến của phần mềm Grab.

Tuy nhiên, HĐXX nhận định,  phần chênh lệch không phải là nhiều, nếu tại thời điểm (11/2018) Grab chịu gặp tài xế, khi tài xế yêu cầu giải quyết làm rõ vấn đề này, thì không có phiên tòa ngày hôm nay.

“Hàng triệu tài xế, Grab không thể gặp từng người được”, phía Grab trả lời.

Trong quá trình xét xử, ông Hưng đưa ra bằng chứng, chụp lại màn hình điện thoại App của Grab, ngày 11/11/2018 vào lúc 22:27 phút (thời gian hoàn thành chuyến đi) cho thấy, tỉ lệ huỷ chuyến của ông Hưng chỉ mới 24,6% chưa phải là mức bị khoá App.

Phía Grab xác định, chụp đúng màn hình Grab, nhưng vẫn cho rằng, có thể là không đúng.

HĐXX hỏi: “Vậy tài xế có thể tạo dựng phần mềm không”.

“Tôi không biết” - đại diện Grab trả lời.

“Grab quản lý phần mềm cung cấp phần mềm cho tài xế, nhưng khi tài xế chụp lại phần mềm thì lại không trùng khớp với Grab thì khó cho HĐXX quá” - HĐXX nói.

Tại phiên tòa ông Hưng khẳng định, đây là bằng chứng chụp từ App của Grab, vì khi tài xế hoàn thành chuyến đi đều thể hiện trên App. Tỉ lệ huỷ chuyến cũng luôn luôn thể hiện ứng dụng “nếu trên màn điện thoại thể hiện tỷ lệ hủy chuyến 25,17%, tôi chỉ cần chạy thêm một, hai chuyến là giảm xuống dưới 25%”. Ông Hưng nói.

Về tỷ lệ hủy chuyến của tài xế trên phần mềm của Grab là 25,17%, ông Hưng cho rằng, có sự can thiệp của con người, vì nếu theo cơ chế tính tỷ lệ hủy và theo số liệu do Grab cung cấp thì cách tính cơ học bị sai số khá nhiều và không ra con số như Grab cung cấp. “Bằng chính chứng cứ phía bị đơn cung cấp. Tôi mang các chứng cứ này ra so sách với nhau đang thấy không khớp, và cách tính của Grab đối với 2 lần tôi sai phạm của tôi trước đó cũng có sai lệch", ông Hưng nói.

Ông Hưng cũng cho rằng, “nếu đúng như thỏa thuận ban đầu thì tỷ lệ hủy chuyến 25,17% dù có sai lệch, thì tôi cũng không bị cắt App”. Ông Hưng nói và cho biết, phía Grab đã tự ý ban hành nội dung thay đổi tỷ lệ hủy cuốc từ 35% xuống 30%, và lại xuống 25% mà không thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng với bên cung cấp xe là vi phạm nội dung thỏa thuận qui định tại hợp đồng trước đó đã ký với tôi.

Tại phiên toà, phía Grab cũng khẳng định, phần mềm của Grab không có ai can thiệp và đều là tự động. Thống kê dữ liệu sẽ truyền về nên con số hiển thị tỉ lệ huỷ cuốc của ông Hưng vượt quá quy định nên bị cắt App là hoàn toàn chính xác. “Việc màn hình điện thoại của tài xế hiển thị thế nào, Grab không thể quản lý và không biết”. Phía Grab cho biết.

Grab không có bằng chứng đóng thuế

Ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 92,4 triệu đồng ông Hưng yêu cầu Grab cung cấp chứng từ nộp thuế, biên lại đóng thuế hộ của ông. Tuy nhiên sau nhiều lần hỏi liên quan đến vấn đề đóng thuế, Grab chỉ trả lời chung chung “đã có giấy xác nhận đóng thuế cho ông Hưng”, chứ không thể nêu ra chính xác ngày nộp thuế.

“Đồng ý Grab đã đóng thuế hộ, nhưng tôi muốn Grab đưa ra một con số cụ thể ngày nào, giờ nào Grab đã đóng”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, việc xác định ngày nộp thuế cũng là quyền lợi của bị đơn nên đề nghị được cung cấp.

“Toà đã thông báo đến Grab đơn khởi kiện của ông Hưng trong đó có các yêu cầu cả năm nay rồi. Đáng nhẽ cũng cấp xong nhưng đến nay vẫn chưa có. Đề nghị Grab cung cấp chứng từ (chuyển khoản) ngày giờ nộp thuế cho ông Hưng”, HĐXX nói.

Với mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, căn cứ vào Điều 123, Điều 130, Điều 407, Điều 360 BLDS; Điều 266 BLTTDS ông Hưng yêu cầu Grab phải bồi thường thiệt hại cho ông 6 tháng thu nhập với số tiền hơn 92,4 triệu đồng.

Sau một ngày xét xử, phía Grab cho biết chỉ chấp nhận hỗ trợ mở App cho ông Hưng, chứ không chấp nhận bồi thường số tiền trên vì không sai. Ông Hưng cũng khẳng định sẽ chỉ chấp nhận hoà giải nếu Grab bồi thường thiệt hại và mở lại App cho tài khoản của mình.

Phiên tòa kéo dài đến gần 18 giờ, tuy nhiên vẫn chưa làm rõ được, chênh lệch tỷ lệ hủy chuyến giữa Grab (bị đơn) và tài xế (nguyên đơn).

Để có thời gian tranh tụng làm rõ vấn đề tại toà, đảm bảo quyền lợi của hai bên, HĐXX thông báo phiên toà sẽ tiếp tục vào 8 giờ sáng ngày 15/12.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm