Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Viettel sẵn sàng thử nghiệm 5G năm 2019

Thứ năm, 22/11/2018 - 02:54

(Thanh tra) - Bám sát chủ trương của Bộ Thông tin &Truyền thông (Bộ TTTT) sẽ cấp tần số thử nghiệm 5G vào năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ quyết tâm trở thành nhà mạng tiên phong trong việc triển khai thử nghiệm công nghệ 5G.

Ông Tào  Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: “Viettel đã sẵn sàng tham gia cuộc thử nghiệm 5G năm 2019. Chúng tôi mong rằng sẽ sớm có thông tin về tần số để Viettel và các nhà mạng khác có sự chuẩn bị về thiết kế, thiết bị phù hợp, nhằm đáp ứng tần số mà Bộ TTTT dự kiến sử dụng cho 5G”.

Không những thế, Viettel còn nghiên cứu sản xuất thiết bị trạm phát sóng 5G. Viettel đã thành lập nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ 5G từ năm 2015. Với kinh nghiệm trong phát triển trạm phát sóng 4G eNodeB và mạng lõi, Viettel định hướng tập trung vào nghiên cứu trạm phát sóng 5G. Cụ thể là các công nghệ cốt lõi của sản phẩm quyết định đến chất lượng và hiệu năng của sản phẩm tận dụng các kinh nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu chế tạo trạm phát sóng 4G.

Đến nay, Viettel đã đạt được một số kết quả tích cực: làm chủ công nghệ lõi của phần mềm cho thiết bị 5G; làm chủ thiết kế phần cứng khối thu phát cao tần; làm chủ thiết kế phần mềm lớp vật lý cho thiết bị 5G.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những lợi thế mà các doanh nghiệp viễn thông khác không có, Viettel đặt mục tiêu đến năm 2019 sẽ hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1, thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và sẵn sàng thương mại sản phẩm vào năm 2021.

Mạng 5G sẽ tạo ra cuộc cách mạng về tốc độ, sự ổn định cho thiết bị di động, xóa nhòa khoảng cách giữa tốc độ băng thông không dây và cố định cũng như kích hoạt làn sóng công nghệ, ứng dụng mới chưa từng có, giải quyết các thách thức kết nối mọi lúc, mọi nơi, kết nối vạn vật. 

Hiện tại Viettel đã tự chủ trong việc thiết kế và sản xuất trạm phát sóng 4G cũng như các thành phần quan trọng của mạng lõi 3G/4G: hệ thống tính cước, tổng đài, thiết bị truyền dẫn site router … triển khai tại Việt Nam và 10 thị trường của Viettel tại nước ngoài. Bên cạnh đó, Viettel cũng sẽ triển khai các nền tảng IoT, AI, Big data và Smartcity để triển khai các ứng dụng và chia sẻ với các đối tác, khách hàng.

Mạng di động thế hệ thứ 5 (gọi tắt là 5G) với những tính năng vượt trội về tốc độ lên tới 10Gpbs, gấp 10 mạng 4G LTE, độ trễ nhỏ hơn 1ms và hỗ trợ kết nối tới 1 triệu thiết bị trên 1 km2 là nền tảng kết nối cho Cách mạng công nghiệp thứ 4. Tại Mỹ đã bắt đầu triển khai thương mại trên diện hẹp mạng 5G cho dịch vụ cố định không dây, dự kiến mạng 5G sẽ được triển khai chính thức từ cuối năm 2019và đầu năm 2020.

Kiến trúc mạng 5G bao gồm hệ thống mạng lõi và trạm phát sóng 5G. Theo quá trình chuẩn hóa và triển khai mạng 5G, giai đoạn đầu tiên sẽ triển khai trạm phát sóng 5G và sử dụng lại mạng lõi của 4G trên tần số mid band dưới 6GHz. Trong kiến trúc mạng viễn thông, trạm phát sóng là thành phần quan trọng và khó phát triển nhất vì là thành phần làm việc trực tiếp với thiết bị đầu cuối qua sóng vô tuyến, quyết định đến chất lượng và trải nghiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ. Do đó, trên thế giới hiện tại chỉ có một số hãng làm chủ và sản xuất trạm phát sóng 4G, 5G, tiêu biểu là Ericsson, Huawei, Nokia và ZTE.

Sau 3 năm nghiên cứu Viettel đã đạt được một số kết quả tích cực như :

- Làm chủ các công nghệ cốt lõi của phần mềm cho thiết bị 5G: công nghệ mã hóa kênh mới Polar/LDPC, công nghệ điều chế và xử lý tín hiệu cho ăng ten MU-MIMO.

- Làm chủ thiết kế phần cứng cho khối thu phát cao tần.

- Làm chủ thiết kế phần mềm lớp vật lý cho thiết bị 5G.

Thông tin làm rõ việc Viettel sẵn sang thử nghiệm 5G năm 2019, vui lòng tham khảo tại file đinh kèm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm