Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/10/2018 - 06:34
(Thanh tra)- Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể bố trí sắp xếp dân cư giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 1776/2012/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn tỉnh đã sắp xếp xen ghép được 826/2.581 hộ, đạt 33,4% kế hoạch. Còn về sắp xếp dân cư tập trung đã thực hiện được 20/45 dự án với 793/1.662 hộ, đạt 47,7% số hộ. Như vậy, nhu cầu còn lại cần sắp xếp xen ghép 1.755 hộ và sắp xếp tập trung 869 hộ thuộc 25 dự án, trong đó có 1.371 hộ phải di dời khẩn cấp.
Lào Cai còn trên 1.300 hộ dân thuộc diện di dời khẩn cấp. Ảnh: Trần Quý
Con số trên là một thách thức lớn đối với một tỉnh vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao (tỷ lệ hộ nghèo năm 2016, tính theo tiêu chí mới là 27,41%, trong đó, thành thị, là 5,42%, nông thôn, là 35,11 %) và địa hình chủ yếu là núi cao, đồi dốc, khe sâu; những vùng đất có độ dốc trên 250 chiếm 80% diện tích đất của toàn tỉnh.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại các dự án di dân tập trung ở các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Si Mai Cai, Văn Bàn, thành phố Lào Cai… Cuộc sống vật chất, tinh thần các hộ dân tại các khu tái định cư cơ bản được cải thiện, góp phần giảm nghèo. Có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế - văn hóa, giao lưu thương mại, đời sống văn hóa vật chất tinh thần và trình độ dân trí được nâng lên đã góp phần giảm tỷ lệ du canh, du cư và di cư tự do.
Các hộ dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cần thiết, được chăm sóc y tế, trẻ em được đến trường. Họ còn được thụ hưởng các công trình phúc lợi công cộng, đặc biệt là có đủ đất để sản xuất.
Tuy nhiên, việc xen ghép và triển khai một số dự án tái định cư tập trung còn chậm, chưa đủ điều kiện về điện, nước, đất sản xuất... Đơn cử như 14 hộ tại xóm Can Thàng Dao, thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời (TP Lào Cai), sau 1 năm UBND thành phố Lào Cai có quyết định phê duyệt phương án bố trí sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm đợt 1 năm 2017, nhưng đến nay vẫn còn một số hộ chưa chịu di dời.
Ông Lý Lìn Nhàn cho biết, xóm Can Thàng Dao, thôn Phìn Hồ, có 17 hộ có tên trong danh sách di chuyển trong 2 đợt, nhưng đến nay mới có 7 hộ di chuyển đến nơi ở mới còn 10 hộ, trong đó gia đình ông chưa di chuyển với nhiều lý do, như hộ đang làm nhà, san nền, hộ không có tiền di chuyển vì quá nghèo...
Thôn Nậm Bắt, xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên là một trong những thôn được ưu tiên khẩn cấp di dân ra khỏi vùng nguy hiểm từ năm 2014. Nhưng sau 4 năm, các hộ ở đây mới được bàn giao phần nền nhà thô vừa san gạt. Hiện nay, ở khu tái định cư đã có 5 hộ di chuyển đến, nhưng có tới 4 hộ dựng lán ở tạm. Trong khu vực phải di chuyển có 21 hộ thì có tới 11 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo.
Hiện, thôn Nậm Bắt có tới 16 hộ với hơn 70 nhân khẩu chưa thể di chuyển. Một số hộ lo lắng nên đã làm lều lán ở tạm, tránh nguy hiểm trong những ngày mưa bão.
Thực trạng bất cập vẫn đang diễn ra ở một số điểm sắp xếp dân cư, khu tái định cư như: Nậm Bắt (xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên), khu tái định cư thôn Pờ Sì Ngài (xã Trung Chải, huyện Sa Pa), khu tái định cư Van Hồ (xã Tòng Sành, huyện Bát Xát)…
Trên địa bàn tỉnh hiện còn nhiều khu dân cư nằm trong vùng nguy hiểm, nhưng người dân vẫn chưa thể di chuyển được như: Xóm người Dao và điểm trường Mầm non, Tiểu học Tả Hồ ở thôn Tả Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát; khu tái định cư Đất Đèn, xã Cam Đường, thành phố Lào Cai…
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thừa nhận tiến độ sắp xếp dân cư theo kế hoạch còn chậm, nhiều dự án vẫn còn những vướng mắc.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết diễn biến phức tạp, địa hình chia cắt, hằng năm phát sinh nhiều hộ cần phải di chuyển khẩn cấp do thiên tai; quỹ đất ở một số địa phương để bố trí các điểm sắp xếp dân cư tập trung hạn chế, trong khi nhu cầu các hộ cần sắp xếp là rất lớn; mức đầu tư cho một dự án sắp xếp dân cư ở vùng cao của tỉnh rất lớn, nếu là sắp xếp tập trung thì tính tổng cả dự án hàng chục tỷ đồng.
Đề án quy hoạch cả giai đoạn trên toàn tỉnh, với nhu cầu vốn mỗi năm khoảng hơn 200 tỷ đồng và sắp xếp trên 1.000 hộ, nhưng đến nay mỗi năm chỉ bố trí 50 - 60 tỷ đồng, đạt hơn 30% so với nhu cầu mục tiêu của đề án quy hoạch, ảnh hưởng đến thực hiện di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm.
Để thực hiện tốt việc sắp xếp dân cư khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo đúng kế hoạch, theo ông Tuấn thì UBND tỉnh cần chỉ đạo xây dựng một số chính sách để báo cáo các bộ, ngành trung ương và Chính phủ ban hành đối với các hộ sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh, như tăng mức hỗ trợ đối với từng đối tượng phù hợp với giá cả thị trường hiện nay.
Đơn cử như tăng mức hỗ trợ di chuyển nhà đối với hộ sắp xếp xen ghép từ 20 triệu lên 50 triệu đồng/hộ. Trung ương cần sớm bổ sung nguồn vốn cho tỉnh năm 2018 để hoàn thành các dự án đang thực hiện dở dang còn thiếu vốn và những năm tiếp theo; ban hành cơ chế đặc thù bố trí đất sản xuất cho các hộ dân được sắp xếp về nơi ở mới (các hộ sắp xếp ngoài xã, ngoài huyện) mà chưa có đất sản xuất.
Theo ước tính, để bố trí xen ghép, chuyển đến ở tập trung tại các dự án cho 1.371 hộ phải di dời khẩn cấp phản cần tới hàng trăm tỷ đồng.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân