Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/07/2018 - 07:01
(Thanh tra) - Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Ba Bể. Sinh sống ở đây chủ yếu là người dân tộc với muôn vàn khó khăn. Song tới đây, nhiều hộ dân lại phải đối mặt với nguy cơ những ngôi nhà tiền tỷ bị cưỡng chế và đứng trước nguy cơ phá sản.
Những công trình vi phạm treo leo nơi bờ hồ do quỹ đất bằng chật hẹp. Ảnh: TN
Vì đâu lên nỗi?
Ba Bể là huyện được “liệt” vào danh sách 69 huyện nghèo của cả nước. Giống “hoàn cảnh” của huyện Ba Bể, xã Nam Mẫu còn nghèo lắm. Do nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Ba Bể nên quỹ đất canh tác của xã Nam Mẫu cực kỳ eo hẹp. Không những thế, diện tích này lại nằm hoàn toàn trong vùng trũng, thời điểm canh tác thường phụ thuộc vào mực nước lên xuống của hồ (theo chu kỳ từ tháng 5 đến tháng 7, mực nước hồ dâng là thời điểm không thể canh tác).
Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, hàng loạt các chương trình, dự án đã được triển khai tại Nam Mẫu như: Chương trình 30a, dự án 3PAD, chương trình 134, 135… đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo xã nông thôn miền núi.
Tuy có hạn chế về nông nghiệp và một số lĩnh vực khác, song Nam Mẫu lại sở hữu điều kiện thiên nhiên phong phú, đa dạng với khí hậu mát mẻ cùng kỳ quan hồ Ba Bể nổi tiếng. Đây chính là “bàn đạp” không thể tốt hơn để phát triển du lịch sinh thái, loại hình du lịch phù hợp với văn hóa các dân tộc địa phương. Bởi nó không lấy lợi ích kinh tế làm trọng mà có sự cân bằng hơn giữa bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người và phát triển du lịch. Đây cũng là sinh kế cứu cánh cho cộng đồng các dân tộc xã Nam Mẫu nói riêng và huyện Ba Bể nói chung.
Thế nhưng, cũng bởi sinh kế gần như là duy nhất đó mà nhiều người dân đang sinh sống ở xã Nam Mẫu, huyện Ba bể đứng trước một mối lo phá sản với số nợ không hề nhỏ khi đầu tư hàng tỷ đồng vào các công trình nhà nghỉ, nhà hàng đón khách du lịch và nhà ở. Lý do, vì xây dựng ngoài quy hoạch, xây dựng không có phép.
Nhiều năm qua, người dân nơi đây vẫn sinh sống, xây dựng nhà cửa bình thường trên mảnh đất của mình, họ không biết đến các quy hoạch mà các cấp chính quyền xây dựng ra sao, quy định như thế nào. Bởi một lẽ, theo đúng quy định khi ban hành quy hoạch, quy định thì chính quyền phải tổ chức công khai, tuyên truyền cho người dân biết mà thực hiện. Nhưng chỉ khi các cơ quan truyền thông thông tin về tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại đây thì các cấp, các ngành năm lần, bẩy lượt đi “rà soát, kiểm tra” và áp các quy định, quy hoạch, người dân mới biết mình đang vi phạm phạm pháp luật.
Một hộ dân có công trình vi phạm đang bị ra quyết định cưỡng chế, chua xót nói: Tôi là người dân, kém hiểu biết về pháp luật, khi chuẩn bị vay vốn để xây dựng cơ sở kinh doanh, tôi có lên xã hỏi về thủ tục cấp phép thì được hướng dẫn là: Đất mình ở, mình muốn làm gì thì làm từ bao đời nay vẫn thế, cần gì phải xin phép. Bởi vậy tôi đã vay mượn, thế chấp ngân hàng đầu tư vào công trình hơn 2 tỷ đồng, nay nếu bị cưỡng chế, gia đình tôi chỉ còn nước đi ăn mày.
Cần một giải pháp hợp tình hợp lý
Trước hết, phải nói rằng các hành vi vi phạm luật cần được nghiêm trị. Đặc biệt là với những người biết luật mà phạm luật. Cán bộ công chức thi hành công vụ mà vi phạm thì cần phải xử lý nghiêm minh, phải chịu trách nhiệm với những sai sót do mình gây ra.
Với những sai phạm trong trật tự xây dựng tại vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Bể trong một thời gian dài, nhưng không được phát hiện kịp thời, xử lý dứt điểm dẫn đến sự việc ngày càng nghiêm trọng. Trước hết, lỗi lớn thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước mà ở đây là xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể và các sở, ngành liên quan.
Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ trì và phối hợp với các sở: Văn hoá, Thể thao & Du lịch; Tài nguyên và Môi trường, Vườn Quốc gia Ba Bể; UBND huyện Ba Bể; UBND xã Nam Mẫu... tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành. Sau nhiều lần tiến hành kiểm tra tại thực địa khu vực xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, mỗi lần cho một con số vi phạm khác nhau, với mức độ khác nhau (khi thì 6 hộ, lúc lại 16 hộ…).
Hơn nữa, với chức năng nhiệm vụ là quản lý và tham mưu về ngành, lĩnh vực được phân công cho UBND tỉnh nhưng gần 2 năm nay các sở, ban, ngành vẫn đang loay hoay không hoạch định rõ đâu là bản đồ, sơ đồ chuẩn, đâu là ranh giới đất rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Như vậy, có thể nói, ngay cả những người có chức trách, nhiệm vụ mà còn chưa thực sự nhận thức đầy đủ, trách nhiệm thì việc những người dân ít thông tin, thiếu hiểu biết pháp luật có vi phạm thì cũng không phải là điều gì đó quá khó hiểu. Vấn đề là, cần có những giải pháp để xử lý thực trạng này sao cho hợp lý, hợp tình, tránh "trăm dâu đổ đầu dân"!
Thành Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền