Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP HCM: Cần có giải pháp để quản lý lòng đường, vỉa hè hiệu quả

Tuấn Minh

Thứ năm, 18/06/2020 - 17:57

(Thanh tra) – Năm 2008, UBND TP HCM ban hành Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Trải qua 12 năm thực hiện, đến nay nhiều nội dung đã không còn phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, việc xây dựng quy định mới về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè là việc làm cấp thiết hiện nay.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: TM)

Ngày 18/6/2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Thành Trung chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho biết, Thực trạng hiện nay tại khu vực trung tâm TP, tỉnh trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè diễn ra phổ biến. Đa phần người vi phạm, lấn chiếm hè phố, lòng đường đều không được cấp phép; nhiều trường hợp chỉ cần chi trả các khoản “lệ phí ngoài” để mua được vị trí vỉa hè làm khu để xe cho khách hàng…

Ngoài ra, lực lượng đô thị tại các phường, quận kể cả lực lượng liên ngành dù kiểm tra, thậm chí là kiểm tra thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra quá mỏng, quản lý không đạt được hiệu quả. Do đó, cần thiết phải siết chặt công tác quản lý trong nội bộ cơ quan đồng thời kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Cũng như phải có quy định chế tài như xử lý cán bộ, công chức lạm quyền, cấp phép không đúng quy định và xử lý vi phạm hành chính nghiêm minh…

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Trần Quang Lâm phát biểu ý kiến tại hội nghị. (Ảnh: TM)

Kỹ sư cao cấp Hà Ngọc Trường thuộc Trung tâm Tư vấn Khoa học và Công nghệ Cầu Đường Cảng TP thì cho rằng: Vấn đề quan trọng nhất của quyết định quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè là khâu tổ chức thực hiện. Bởi lẽ, với quyết định về quản lý lòng đường, vỉa hè trong 12 năm qua, việc sử dụng lòng đường, vỉa hè trên phạm vi TP không có tiến bộ, thậm chí bao trùm lên là đẩy người đi bộ đi xuống lòng đường. Lý do là nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Cho nên, quyết định mới cần nói rõ trách nhiệm của từng sở, ngành, địa phương...

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng Khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP phân tích: Dự thảo chủ yếu nói đến vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng lại quên đề cập đến đối tượng sử dụng họ là ai? họ được quyền lợi gì? nghĩa vụ gì? và thậm chí có được quyền khiếu kiện không?. Cho nên cần xem xét bổ sung yếu tố vai trò, trách nhiệm của người sử dụng…

Tại hội nghị, Giám đốc Sở GTVT TP Trần Quang Lâm tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu nêu ra tại hội nghị nhằm hoàn thiện dự thảo sớm trình UBND TP ban hành. Quá trình sửa đổi Quyết định 74 được thực hiện từ năm 2017 đến nay mới cơ bản hoàn chỉnh để xin ý kiến phản biện, bởi vì Sở đánh giá việc này tác động rất lớn đến người dân và khi ban hành ra phải phù hợp thực tế và khả thi…

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Thành Trung phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: TM)

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Thành Trung đánh giá cao các ý kiến góp ý; cũng như ghi nhận và tiếp thu các ý kiến phản biện của các đại biểu để tổng hợp đầy đủ và có ý kiến đối với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án. Việc soạn thảo quy định mới về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP là cần thiết để thực hiện tốt công tác quản lý, vì đây là một lĩnh vực hết sức phức tạp, liên quan đến kinh tế vỉa hè. Đồng thời, việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ, rõ trách nhiệm, tính khả thi, đảm bảo hài hòa yêu cầu quản lý của Nhà nước, tính đặc thù, quyền lợi liên quan của người thụ hưởng…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm