Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/04/2014 - 18:34
(Thanh tra) - Chiều ngày 18/4, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, để hạn chế tình trạng nợ đóng, chậm đóng, bảo đảm quyền của người lao động, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có bổ sung quy định Tổ chức bảo hiểm xã hội được thanh tra chuyên ngành khi Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền (ảnh Thảo Nguyên)
Trái với Luật Thanh tra
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý do đề xuất trên, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, thực trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội còn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội. Tổ chức bảo hiểm xã hội đã tích cực tiến hành kiểm tra, nhưng do không có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm nên không hiệu quả.
Trong khi đó, số lượng thanh tra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì quá mỏng. Cho nên, để hạn chế tình trạng nợ đóng, chậm đóng, bảo đảm quyền của người lao động, cần bổ sung quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc thanh tra chuyên ngành về chính sách bảo hiểm xã hội khi Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Chuyền, hiện lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội chỉ trong khoảng 9-10% và thường thấp hơn nhiều lãi suất vay ngân hàng trong cùng kỳ nên các doanh nghiệp cố tình chậm đóng, nợ đóng để sử dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội vào mục đích khác. Cho nên để bảo toàn quỹ bảo hiểm, dự thảo Luật còn sửa đổi quy định về việc tính lãi đối với số tiền chưa đóng, chậm đóng theo hướng tăng lên bằng 2 lần lãi suất liên ngân hàng.
Tuy nhiên, thẩm định dự án Luật, Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng, nếu quy định tổ chức bảo hiểm xã hội được thanh tra chuyên ngành thì không phù hợp với quy định tại Điều 29 Luật Thanh tra, vì tổ chức bảo hiểm xã hội là đơn vị sự nghiệp, không phải là cơ quan quản lý Nhà nước nên không có chức năng thanh tra.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa bảo hiểm xã hội Việt Nam và thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng đề nghị bỏ chương Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội, để bảo đảm các nguyên tắc chung về xây dựng pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Không thể để bảo hiểm đòi, con nợ vẫn chơ
Bày tỏ phân vân nếu quy định được thanh tra thì trái Luật Thanh tra, không quy định thì khó xử lý nợ đọng lớn tiền bảo hiểm như hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Ban soạn thảo làm rõ, tổ chức bảo hiểm xã hội là đơn vị sự nghiệp hay cơ quan quản lý Nhà nước?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề, nhiệm vụ thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mà ủy quyền cho tổ chức bảo hiểm xã hội có đúng không? Nếu có khiếu nại tổ chức bảo hiểm xã hội khi thanh tra, thậm chí khởi kiện ra tòa, ai ra trước tòa?
Theo Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu, đề xuất của Ủy ban Các vấn đề xã hội chấp nhận được. “Vấn đề thanh tra cần phải xử lý cho khéo. Nên chăng thành lập 1 phòng trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyên về thanh tra bảo hiểm, vừa đúng Luật Thanh tra, vừa đúng Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì cho rằng, phải cho một công cụ để thanh tra, kiểm tra, không cần biết là sự nghiệp hay quản lý Nhà nước hay là một định chế tài chính. Vì doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nợ thuế, trốn thuế, cơ quan thuế còn có công cụ ráo riết tìm mọi cơ chế xử phát, còn tổ chức bảo hiểm xã hội gần như đòi nợ mà con nợ dửng dưng vì không có chế tài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.
Đồng ý kiến để bảo vệ quỹ bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội phải có chức năng thanh tra, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu lý, phải tổng kết, đánh giá; phải xem tính chất, nhiệm vụ lâu nay của tổ chức bảo hiểm xã hội được chưa, như thế nào, cần phải chỉnh sửa thế nào để quản lý hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phân tích, đơn vị sự nghiệp không được thanh tra, không được xử phạt, chỉ thu, chi để nuôi sống chính nó. Ở đây, tổ chức bảo hiểm xã hội có thực hiện chính sách, quy định thu, chi không phải để nuôi nó mà để phục vụ… thì rõ ràng tổ chức bảo hiểm xã hội không phải là đơn vị sự nghiệp, trước khi thành lập, nó là “một ô” của Kho bạc Nhà nước.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Kim Thành
18:39 12/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC