Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tỉnh Hoà Bình tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác và chính sách dân tộc

Sơn Lâm

Thứ ba, 10/10/2023 - 08:00

(Thanh tra) – Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã tham mưu hiệu quả công tác quản lý nhà nước và việc thực hiện các chính sách dân tộc, trọng tâm là việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Công trình Nhà văn hóa xóm Heo, xã Đa Phúc huyện Yên Thuỷ được đầu tư xây mới với số vốn 950 triệu đồng từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN tỉnh Hoà Bình. Ảnh minh hoạ

Công tác dân tộc được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ 

Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh nắm bắt thông tin, tình hình đời sống, KT-XH người dân trên địa bàn vùng ĐBDTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn.

Qua đó cho thấy tình hình sản xuất, đời sống và KT-XH vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định; các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN; các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng ĐBDTTS&MN đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng ĐBDTTS&MN tiếp tục được giữ vững.

Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt, có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án thực hiện các nhiệm vụ được giao; qua đó công tác dân tộc đã được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Để triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển KT-XHvùng ĐBDTTS&MN, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 và vốn kế hoạch năm 2023của Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ và các Đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh; đồng thời nhận sự quan tâm phối hợp thực hiện của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình đối với các dự án, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành tham mưu xây dựng ban hành văn bản đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện Chương trình kế hoạch hàng năm và cho cả giai đoạn.

Với mục tiêu giai đoạn 2021-2025 giảm 33 số xã đặc biệt khó, 50% số thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 và Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã có 08 xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, đồng thời được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Coi việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2023, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vùng ĐBDTTS&MN. Việc tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là tiêu chí để đánh giá chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Tiếp tục rà soát kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy, tổ chức, nhân sự của hệ thống Ban Chỉ đạo Chương trình cấp cơ sở và bộ máy tham mưu giúp việc, đặc biệt đối với cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm trực tiếp tham gia thực hiện Chương trình. Kịp thời nghiên cứu, tham mưu thể chế các quy định của Trung ương để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.

Các Sở, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cụ thể, chi tiết, đề xuất phương án giải quyết để đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công, xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố được giao kế hoạch vốn.

Quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, nội dung hỗ trợ.

Rà soát, đề xuất điều chỉnh, điều chuyển vốn cho các dự án, công trình để hoàn thành chỉ tiêu giải ngân vốn theo yêu cầu của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Các đơn vị được giao kế hoạch vốn thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát, đề xuất điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án, nội dung hỗ trợ chậm giải ngân sang các dự án, nội dung hỗ trợ có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện theo quy định.

Đồng thời rà soát, đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phù hợp với khả năng thực hiện và điều kiện thực tiễn tại địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Chương trình để góp phần nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ. Đề nghị UBMTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nhất là ĐBDTTS phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực tự cường, tinh thần tự lực, tích cực tham gia tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc tại cơ sở; khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý, giám sát triển khai thực hiện Chương trình./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm