Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/04/2012 - 16:24
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hai cây cầu vượt lắp ghép nhẹ Tây Sơn-Chùa Bộc và Láng Hạ-Thái Hà sẽ tiến hành thông xe vào ngày 26/4.
Cây cầu vượt lắp ghép nhẹ tại ngã tư Chùa Bộc - Tây Sơn được xây dựng dọc tuyến phố Tây Sơn. (Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: internet)
Năm học mới đã đến, nhưng cũng như mọi năm trước, sau giờ học chính khóa và ăn trưa tại trường, học sinh lớp buổi sáng Trường tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội lại theo cô giáo “sơ tán” đến ẩn trú tại 5 địa điểm khác nhau mượn của dân để tiếp tục chương trình bán trú. Lớp sáng rời đi, học sinh các lớp chính khóa buổi chiều lại từ 5 địa điểm “sơ tán” bán trú trở về trường, ăn trưa và chuẩn bị buổi học chiều.
Có 40 lớp nhưng hiện chỉ có 18 phòng học, Trường tiểu học Chu Văn An phải tổ chức học chính khóa cả hai ca sáng chiều và theo chế độ “sơ tán”, nhưng không đủ chỗ nên trường lại phải có phương án 2, luân phiên trong tuần ngày nào cũng có hai lớp sơ tán tại gia tức… phải nghỉ học!
Dự án xây Trường tiểu học Chu Văn An đã khởi động từ hơn 10 năm. Năm 2003, UBND TP. Hà Nội đã thống nhất quyết định thu hồi khu đất 268 Thụy Khuê do Công ty Môi trường đô quản lý để xây dựng ngôi trường này. Nhưng năm này qua năm khác, tới khi cô Hiệu trưởng nghỉ hưu, ngôi trường vẫn chỉ là bản thiết kế trên giấy.
Vậy là 10 năm một dự án xây trường đã phải bay từ khu đất số 268 về 260-262 Thụy Khuê. Chưa kịp dừng, thì năm 2004 lại được cho biết, dự án bây giờ sẽ là 256 Thụy Khuê, chỉ vì tại khu đất dự kiến thu hồi xây trường đang mọc lên các cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, quán bia, gara ô tô... chưa đòi lại được!
Hai bên, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan có quyền sử dụng đất cứ đổi qua đổi lại. Lấy chỗ này (định xây trường) đổi cho chủ đất sang chỗ kia, sang chỗ kia lại vướng thu hồi đất... cứ thế lòng vòng, ngâm tôm suốt 10 năm làm ngôi trường thành như trường “thời chiến” giữa lòng Hà Nội, một Thủ đô vốn được xem là hoà bình nhất khu vực!
Được biết, năm 2008, Thủ tướng đã phê duyệt đề án kiên cố hóa trường học đến năm 2012 với tổng vốn đầu tư 25.200 tỷ đồng, trong đó 22.400 tỷ đồng để xây 141.300 phòng, bình quân mỗi tỉnh được 224 phòng học! Năm 2012 đã qua lâu rồi, mà nhiều trường vẫn phải sơ tán kiểu thời chiến tranh!
Các bác, các chú cứ “nhũng nhẵng mí nhau” ai cũng đòi thu, đòi giữ đất vàng, thành ra các cháu cứ phải lênh đênh đến phải mắc cỡ với bạn bè cả nước rằng, mang tiếng là học theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo mà mỗi tuần lại phải nghỉ một ngày! Lại mang tiếng rằng, là học sinh Thủ đô mà lại thiếu thốn phòng học hơn cả vùng sâu vùng xa! Hà Nội có đất vàng, nhưng các cháu còn bé tí thì... cần gì đến… vàng cơ chứ?
Ziczac
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân