Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 23/01/2013 - 14:47
(Thanh tra) - 5 năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, các thị trường lao động vẫn ảm đạm. Năm 2012, thất nghiệp toàn cầu tăng, sau 2 năm liên tiếp giảm, và tỷ lệ này có thể tiếp tục tăng trong năm 2013. Đây là dự báo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Ảnh minh họa: Thất nghiệp gia tăng
Theo số liệu thống kê năm 2012, có tới 1/4 lượng gia tăng thất nghiệp toàn cầu trong năm thuộc các nền kinh tế phát triển. 3/4 còn lại rải rác ở các khu vực khác trên thế giới với những tác động tương đối tại các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á, Nam Á và khu vực châu Phi.
Theo Báo cáo Xu hướng Việc làm toàn cầu 2013, số người thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng thêm 4,2 triệu so với năm 2012, lên mức 197 triệu người, và tỷ lệ thất nghiệp là 5,9%.
Ông Guy Rider, Tổng Giám đốc ILO cho biết: “Triển vọng kinh tế không chắc chắn và chính sách chưa đủ tầm đã làm suy yếu tổng cầu (bao gồm nhu cầu trong nước và yêu cầu nước ngoài), kiềm chế đầu tư và thuê mướn. Điều này đã kéo dài quá trình tụt dốc của thị trường lao động ở nhiều quốc gia và gia tăng thời gian thất nghiệp, thậm chí ngay cả ở một số nước trước đây vốn có tỷ lệ thất nghiệp thấp và thị trường lao động năng động. Nhiều công việc mới đòi hỏi kỹ năng mà người tìm việc không có. Các Chính phủ nên tăng cường hỗ trợ các hoạt động đào tạo lại kỹ năng nhằm giải quyết độ vênh giữa kỹ năng được đào tạo và nhu cầu của thị trường. Tầng lớp lao động trẻ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự khập khiễng này”.
Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ người lao động nghèo tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn so với thời điểm cuộc khủng hoảng xảy ra.
Trong tương lai gần, dự báo mức độ hồi phục kinh tế toàn cầu không đủ mạnh để giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, và số lao động tìm việc sẽ tăng lên hơn 210 triệu người trong vòng 5 năm tới.
Tình hình thị trường lao động vẫn tiếp tục ảm đạm đối với lao động trẻ. Gần 74 triệu người độ tuổi từ 15 đến 24 trên thế giới không có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trẻ ở mức 12,6%.
Đáng quan ngại là ngày càng nhiều lao động trẻ phải chịu thất nghiệp dài hạn. Khoảng 35% lao động trẻ thất nghiệp ở các nền kinh tế phát triển không có việc làm trong vòng 6 tháng hoặc dài hơn. Kết quả, nhiều thanh niên trở nên chán nản và rời bỏ thị trường lao động. Khi thanh niên phải chịu đựng thời gian thất nghiệp kéo dài hoặc phải rời thị trường lao động ở giai đoạn đầu của sự nghiệp sẽ khiến cả tương lai lâu dài của họ bị ảnh hưởng. Điều đó làm xói mòn những kỹ năng nghề nghiệp và làm họ không có cơ hội tiếp nhận kinh nghiệm làm việc thực tế.
Khoảng cách giữa các khu vực về thất nghiệp trẻ có khả năng tăng lên. Trong 5 năm tới, tình hình dự báo khả quan hơn đôi chút ở các nền kinh tế phát triển, nhưng thất nghiệp trẻ sẽ gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi ở Đông Âu, Đông và Đông Nam Á, và Trung Đông.
Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách cần cùng nhau tìm được lời giải cho cuộc khủng hoảng. Ông nói: “Bản chất toàn cầu của cuộc khủng hoảng có nghĩa là các quốc gia không thể tự mình giải quyết hậu quả chỉ với các biện pháp trong nước”.
Theo báo cáo, các nhà hoạch định chính sách nên giải quyết 3 vấn đề liên đới với nhau: (1) phối hợp hành động để hỗ trợ tổng cầu, đặc biệt thông qua đầu tư công khi đầu tư của tư nhân vẫn còn dè dặt; (2) giải quyết sự khập khiễng đang gia tăng trong thị trường lao động thông qua các chương trình đào tạo và đào tạo lại kỹ năng; (3) tập trung vào vấn đề thất nghiệp trẻ.
Một số chương trình bảo đảm việc làm hoặc đào tạo các nhóm thanh niên trọng điểm đã đem lại thành công ở một số quốc gia châu Âu. Các mô hình này đều có kinh phí không cao.
Việt Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh