Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Trung
Thứ hai, 17/10/2022 - 11:23
(Thanh tra) - Ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang tập trung hình thành “hệ sinh thái số BHXH”, trong đó nhiều địa phương đã và đang áp dụng các công nghệ mới đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả trong quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc
Chuyển đổi số: Nội dung trọng tâm, tất yếu để đổi mới
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, chuyển đổi số là nội dung trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, là yêu cầu tất yếu, bắt buộc để đổi mới căn bản phương thức hoạt động của ngành BHXH.
Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”.
Mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp, người dân và người tham gia các loại hình BHXH.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số được ngành BHXH Việt Nam xác định là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm hướng tới nền hành chính hiện đại, chính phủ số, tạo điều kiện tối đa cho người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Thời gian qua, BHXH các tỉnh cũng đã tăng cường khai thác và ứng dụng CNTT, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số vào các hoạt động.
Đơn cử, hiện BHXH TP HCM cũng đang chuyển đổi số mạnh mẽ. Giám đốc BHXH TP HCM Phan Văn Mến cho biết, hiện các giao dịch giữa cơ quan BHXH và đơn vị được thực hiện trên phần mềm kê khai BHXH điện tử, được người dân và doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ đạt trên 95%.
Theo ông Phan Văn Mến, việc chuyển đổi số tại BHXH TP HCM được thực hiện tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu hoàn chỉnh về người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Dữ liệu “khổng lồ” được đồng bộ hóa nhằm sử dụng, phân tích trong việc triển khai công tác thu BHXH, BHYT, nhất là những người dân tham gia chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên địa bàn.
Thêm nữa, công tác chuyển đổi số giúp tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng; cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất - nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí…
Đi tắt, đón đầu
Hay như Hà Nội là địa phương có số thu và số chi BHXH, BHYT lớn nhất cả nước. Số đơn vị và người tham gia và hưởng chính sách BHXH, BHYT lớn, đa dạng, thường xuyên biến động. Hiện nay, BHXH TP. Hà Nội đang quản lý trên 89.000 đơn vị, doanh nghiệp với 1,8 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc; trên 7,4 triệu người tham gia BHYT.
Với khối lượng công việc lớn thì CNTT, chuyển đổi số chính là “cứu cánh”. Xác định số hóa dữ liệu hộ gia đình, đồng bộ mã số BHXH, dữ liệu quá trình tham gia BHXH, BHYT của người tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung là những bước quan trọng nhất trong chuyển đổi số, BHXH Hà Nội đã chủ động thực hiện đồng bộ mã số BHXH với dữ liệu quản lý người lao động; phối hợp với cơ quan, đơn vị và cá nhân người tham gia cung cấp thông tin cá nhân, thông tin hộ gia đình để đồng bộ mã số BHXH.
Bằng cách “đi tắt, đón đầu” đó, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, BHXH Hà Nội đã cập nhật được quá trình tham gia BHXH, BHYT của trên 1,8 triệu người.
Bên cạnh đó, BHXH Hà Nội còn là đơn vị đầu tiên mở chiến dịch tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt ứng dựng “VssID-BHXH số”. Bằng nhiều nỗ lực của BHXH Hà Nội, toàn thành phố hiện có gần 3,9 triệu người đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH và được cấp tài khoản sử dụng ứng dụng VssID, trở thành đơn vị có số người cài đặt ứng dụng VssID lớn nhất toàn quốc.
Người tham gia BHXH, BHYT đã được hưởng nhiều tiện ích mà VssID mang lại, đặc biệt, có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế thẻ BHYT giấy khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT…
Với tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Danh, Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam cho biết, hưởng ứng xu thế chuyển đổi số, thời gian qua, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả quy trình, nghiệp vụ, giảm tối đa làm việc trực tiếp như: Kết nối và liên thông với các cơ sở KCB, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng DVC; 100% thủ tục hành chính (TTHC) của ngành được cung cấp dịch vụ ở mức độ 4 trên Cổng DVC của ngành và Cổng DVC quốc gia.
Tính đến nay, trên 90% đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam đã đăng ký phương thức giao dịch điện tử. Ngoài ra, BHXH tỉnh còn áp dụng bộ thủ tục theo đúng danh mục DVC trực tuyến đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết các thủ tục về BHXH thông qua phương thức giao dịch điện tử, mà không phải trực tiếp đến cơ quan BHXH.
Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, nhiều địa phương đồng hành cùng ngành BHXH Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”. Có thể thấy, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã đi đúng hướng, đúng trọng tâm.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong những năm gần đây công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.
Ông Dũng khẳng định, quản lý và ứng dụng VssID là những nền tảng số vững chắc để ngành BHXH Việt Nam có thể chuyển đổi số thành công trong tương lai.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số, tính đến hết tháng 9/2022, hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực được 51.814.634 thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư.
Tính đến hết tháng 9/2022, toàn quốc đã có 11.521 cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân gắn chip để phục vụ KCB BHYT (chiếm khoảng 90% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc) với 2.978.985 lượt tra cứu thành công.
BHXH Việt Nam cho biết đang phối hợp với Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân gắn chip và trên CSDL quốc gia về dân cư, nhằm hạn chế và ngăn chặn trục lợi trong đóng - hưởng BHXH, BHYT.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc cung cấp 100% DVC trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các TTHC của ngành; tích hợp, cung cấp 20 DVC thuộc 14 TTHC của BHXH Việt Nam trên Cổng DVC quốc gia, 7 DVC trên ứng dụng VssID.
Tất cả các TTHC của ngành đều được thực hiện trên không gian số. Trong 9 tháng năm 2022, toàn ngành đã tiếp nhận và xử lý 70.368.913 hồ sơ giao dịch điện tử.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền