Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 20/08/2015 - 18:01
(Thanh tra) - Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về công tác phòng, chống tham nhũng cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trên toàn quốc.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: LD
Tham gia buổi tập huấn, các học viên được phổ biến về Luật Phòng, chống tham nhũng, tìm hiểu về vai trò của báo chí trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng.
Đề cập đến vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho rằng: Hiện nay, các văn bản luật phòng, chống tham nhũng, các vụ án liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, cũng như các thành tích đấu tranh về vấn đề này đã được các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng, cũng như tăng tính công khai, minh bạch của hệ thống cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, báo chí đã đi đầu điều tra, phản ánh nhiều hành vi tham nhũng, cung cấp thông tin giúp cơ quan chức năng phanh phui nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Hữu Lượng, sự thái quá của báo chí, tình trạng đưa tin không chính xác, một chiều làm dư luận hiểu sai về các vụ việc đã gây hậu quả xấu. Đáng buồn hơn, nhiều phóng viên lợi dụng hoạt động nghề nghiệp vào mục đích cá nhân, xuyên tạc, bịa đặt… gây áp lực công luận tới cơ quan chức năng.
Để đảm bảo cho báo chí hoạt động trong một hành lang pháp lý thông thoáng, phát huy tốt vai trò của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng, theo ông Lượng cần phải chú trọng đến tính công khai, minh bạch của các cơ quan Nhà nước, cũng như trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, tránh đùn đẩy dẫn đến đưa thông tin thiếu chính xác, gây những hậu quả tiêu cực. Đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng để công tác phối hợp chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Mặt khác, cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng cơ bản của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
TS Nguyễn Tuấn Khanh chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: LD
Chia sẻ tại hội nghị, TS Nguyễn Tuấn Khanh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) cho biết các quy định của pháp luật về kê khai tài sản đã có sự thay đổi nhanh chóng từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Kê khai tài sản được xác định là một trong những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng có hiệu quả. Tuy nhiên tham nhũng ở Việt Nam hiện nay xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.
Nói về hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay, ông Khanh cho biết: "Chúng ta được bạn bè các nước đánh giá là khá đầy đủ, rõ ràng và chỉ cần bổ sung thêm một chút nữa sẽ hay hơn. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng quy định bổ sung “chút nữa” đó".
Một vấn đề khác trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, theo ông Khanh, dư luận đang khá nhức nhối là việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả thấp. Đây là chuyện không hề dễ dàng với nhiều nước, không riêng gì Việt Nam. Ông Khanh ví dụ “vừa rồi có vụ tẩu tán tài sản tham nhũng ra nước ngoài nổi đình nổi đám được báo chí phản ánh (đó là vụ Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin), tới đây việc thu hồi cũng không hề dễ dàng”.
Cũng theo ông Hoàng Hữu Lượng: Người làm báo trước hết phải nắm rõ luật, phải tuyên truyền được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho người dân, có nghiệp vụ cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng mới có thể làm tốt vai trò trong việc đi đầu phòng chống tham nhũng.
N. Dũng - H. Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh