Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường thu hút các nguồn lực quốc tế, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thành An

Thứ hai, 01/11/2021 - 07:00

(Thanh tra) - Đó là mục tiêu tỉnh Cao Bằng đề ra trong kế hoạch thực hiện Quyết định 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025. Qua đó, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Ngày 05/8/2021, Đoàn Công tác Sở Ngoại vụ (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1326 tỉnh) do Giám đốc Sở Đoàn Trọng Hùng làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát một số khu vực biên giới trên địa bàn huyện Hạ Lang. Ảnh: Vi Trường/https://songoaivu.caobang.gov.vn

Thực hiện Quyết định 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án); Công văn số 103/UBDT-HTQT ngày 26/01/2021 của Uỷ ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của kế hoạch là tăng cường nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc trong tỉnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Tại kế hoạch, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng yêu cầu hợp tác quốc tế phải chú trọng hiệu quả, bền vững và đảm bảo công tác quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã ký kết.

Các nguồn lực tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết trong nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; tạo điều kiện phát huy tối đa lợi thế của các địa phương; quản lý sử dụng các nguồn lực đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng.

Mục tiêu tổng quát là tiếp tục tăng cường hợp tác thu hút các nguồn vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, các tập thể, cá nhân ở nước ngoài hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là thu hút tối đa các tiềm năng nguồn lực quốc tế, đặc biệt là nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn vay ưu đãi, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Vận động, thu hút đầu tư quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở căn cứ nhu cầu thực tiễn, tiềm năng lợi thế của từng địa phương, từng dân tộc, đảm bảo nguyên tắc bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, bảo vệ môi trường. Tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, công chức, viên chức thực hiện công tác dân tộc từ tỉnh đến các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Đối tượng thu hút của Đề án là chính phủ các nước, các tổ chức phát triển, các tổ chức quốc tế song phương, đa phương; các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài.

Đối tượng thụ hưởng của Đề án là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đề án hỗ trợ tài chính; kỹ thuật; tri thức, kinh nghiệm và chuyển giao khoa học, công nghệ.

Thời gian thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021 - 2025.

Các lĩnh vực ưu tiên của Đề án gắn với nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Cụ thể:
a) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số.
b) Sắp xếp, quy hoạch, bố trí, ổn định dân cư cho đồng bào ở những nơi cần thiết.
c) Phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.
d) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
e) Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
f) Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
g) Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
h) Đầu tư phát triển cho nhóm dân tộc ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.
i) Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được UBND tỉnh đề ra là: Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp tại Quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh trong công tác vận động, kêu gọi tài trợ thực hiện Đề án; hướng dẫn triển khai, thực hiện các nguồn vốn viện trợ, vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, triển khai và sử dụng khi dự án kết thúc.

Thông tin đầy đủ, kịp thời các nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và hoạt động của các nhà tài trợ nước ngoài.

Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ huy động nguồn lực quốc tế cho cả giai đoạn 2021 - 2025 gắn với nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Hằng năm, ngoài nguồn chi thường xuyên của các sở, ban, ngành và các địa phương, ngân sách Nhà nước bổ sung nguồn vốn cần thiết để xây dựng các dự án, nghiên cứu, tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin gặp gỡ trao đổi giữa các bên tham gia và vận động các nhà tài trợ, đầu tư trong và ngoài nước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục thực hiện lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục thực hiện lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

(Thanh tra) - Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc nên vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai đã có chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhờ tiếp tục thực hiện lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nam Dũng

21:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm