Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 18/02/2025 - 13:42
(Thanh tra) - Những ngày này, trên khắp cả nước, các lễ hội dân gian diễn ra nhộn nhịp, du khách thập phương đến các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đang tăng cao. Theo đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống cũng sẽ tăng theo, nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn hiện hữu. Trước thực trạng này, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
TP Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội. Ảnh: TT
Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) mùa lễ hội, những ngày qua, tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, các đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP đã tiến hành kiểm tra tại các khu vực tổ chức lễ hội.
Tại tỉnh Lào Cai, để đảm bảo ATTP, không để xảy ra các sự cố về ATTP trên địa bàn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đề nghị các cơ quan tuyến cơ sở tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh thực phẩm tại các địa điểm tổ chức lễ hội, khu di tích, khu du lịch, kiên quyết xử lý các hành vi và sản phẩm vi phạm, thường trực giải quyết các sự cố về ATTP trong thời gian diễn ra các sự kiện.
Bên cạnh đó, các đoàn kiểm tra liên ngành theo quyết định của UBND tỉnh, Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng tiến hành kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo ATTP tại các lễ hội. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Lào Cai đã triển khai giám sát gần 40 lễ hội, kiểm tra 452 cơ sở, gian hàng kinh doanh, trưng bày sản phẩm thực phẩm. Các đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn vẫn tiếp tục thường trực để kiểm tra, giám sát, xử lý các sự cố về ATTP trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Qua kiểm tra, giám sát, các đoàn đã hướng dẫn, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng các quy định về ATTP, yêu cầu cơ sở kí cam kết đảm bảo ATTP trong suốt thời gian phục vụ lễ hội, không để xảy ra các sự cố về ATTP.
Tại Hà Nội, những ngày qua, đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP TP Hà Nội cũng đã khẩn trương tiến hành kiểm tra tại các khu vực tổ chức lễ hội.
Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy định bảo đảm ATTP tiếp tục được tăng cường, trong đó tăng tần suất kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ các lễ hội xuân năm 2025 trên địa bàn.
Đặc biệt là tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn, dịch vụ ăn uống tại các lễ hội, cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các khu di tích lịch sử, khu du lịch, khu vực tổ chức lễ hội…
Qua thực tế kiểm tra cho thấy, ý thức của những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đã được nâng lên. Năm nay, các cơ sở kinh doanh ăn uống tại lễ hội được sắp xếp quy củ hơn trước. Tuy nhiên, vẫn còn có nơi chưa chấp hành tốt các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đề nghị các đoàn kiểm tra của địa phương ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch cần tăng cường kiểm tra đột xuất, qua đó kịp thời phát hiện các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về ATTP. Đặc biệt, các đoàn không được “nương tay” với vi phạm. Nếu phát hiện vi phạm, đề nghị các đoàn xử lý nghiêm, thậm chí có thể tạm dừng hoạt động cơ sở.
Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), mùa lễ hội thường là mùa xuân, mưa phùn, ẩm ướt tạo điều kiện cho thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây bệnh, thức ăn đồ uống dễ bị hư hỏng, dễ bị nhiễm mầm bệnh. Nhiều loại vi khuẩn có thể tồn tại rất lâu trong thực phẩm. Lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời, dịch vụ ăn uống cũng mang tính tạm bợ, chật chội lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn; môi trường bị ô nhiễm do bụi, gió, ruồi, chuột, mưa, nắng… làm cho thực phẩm cũng dễ bị ô nhiễm, ôi thiu.
Đáng chú ý, dịch vụ ăn uống mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sản xuất chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm dễ không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh ATTP. Nhân viên bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về vệ sinh ATTP, thiếu các trang thiết bị, nước sạch và các dịch vụ khác nên dễ ô nhiễm thực phẩm dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để đảm bảo ATTP mùa lễ hội xuân Ất Tỵ, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy định bảo đảm ATTP; tăng tần suất kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ các lễ hội xuân năm 2025 trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn, dịch vụ ăn uống tại các lễ hội, cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các khu di tích lịch sử, khu du lịch, khu vực tổ chức lễ hội… Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm, thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn theo quy định.
Theo quy định của Luật ATTP và các nghị định hướng dẫn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải tuân thủ một số điều kiện cơ bản để đảm bảo ATTP như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân viên và nguyên liệu chế biến. Khi các cơ sở hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP, mức xử phạt sẽ được áp dụng tùy theo mức độ vi phạm.
Mức phạt quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2021/NĐ-CP. Đặc biệt, đối với tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân.
Các hành vi vi phạm, như sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc không đảm bảo vệ sinh, sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với cá nhân và gấp đôi đối với tổ chức.
Đặc biệt, các hành vi nghiêm trọng như không thực hiện kiểm thực ba bước, không lưu mẫu thức ăn hoặc không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 1 tháng tìm kiếm và hỗ trợ của người dân, Công an thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã tìm thấy anh Nguyễn Hữu Thuyết (SN 1988, trú tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) khi anh đi lạc từ Hà Nội vào đây.
Minh Tân
(Thanh tra) - Chưa đầy 2 năm, phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, nhờ sự đồng thuận của Đảng uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, đã vân động người dân hiến đất và kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân làm được nhiều tuyến đường giao thông liên khu, góp phần thay đổi diện mạo quê hương. Trong đó, phải kể đến 1,3km đường bê tông khu Tử Lạc với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng bằng hình thức xã hội hoá.
Bài, ảnh;, video: Trà Vân
Trần Lê
Minh Tân
Trọng Tài
Kiên Tùng
Đông Hà
Văn Thanh
Quốc Anh
Lê Hữu Chính
Hải Hiếu
Minh Tân
T. Minh
Trần Quý
Bài, ảnh;, video: Trà Vân
Cảnh Nhật
Đan Quế
T. Minh